Bệnh Sởi lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện do virus có trong nước bọt bắn ra không khí. Trẻ cũng có thể nhiễm virus sởi nếu như để tay tiếp xúc với sàn nhà, đồ chơi, khăn mặt, quần áo… có virus sởi, từ đó đưa tay lên miệng hoặc mũi làm lây nhiễm virus.

Để chủ động phòng bệnh Sởi chi tiết nhấn vào link bên dưới để xem:

Tệp đính kèm
Download this file (Thông tin bệnh Sởi.pdf)Thông tin bệnh Sởi.pdf

Chiều ngày 14/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức tập huấn và giao ban chương trình điều trị Methadone. Tham dự có lãnh đạo, khoa Phòng chống HIV/AIDS, các cán bộ làm công tác điều trị Methadone thuộc CDC Quảng Nam; đại diện lãnh đạo Trung tâm, các cán bộ làm việc tại các cơ sở cấp phát thuốc các huyện: Tiên Phước, Thăng Bình, Phước Sơn, Quế Sơn, Điện Bàn. 

Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật phát biểu tại buổi giao ban

           Tại buổi giao ban, cán bộ làm công tác điều trị Methadone thuộc CDC Quảng Nam báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều trị Methadone, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai tại các cơ sở cấp phát thuốc; báo cáo những tồn tại hạn chế về quản lý, bảo quản, công tác báo cáo và quy trình cấp phát thuốc Methadone tại các cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn tỉnh, đồng thời, đề ra những giải pháp khắc phục; nêu rõ những bệnh nhân không thực hiện nghiêm túc việc điều trị Methadone, quy trình uống thuốc; triển khai thu phí Methadone thực hiện theo Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quy định mức thu dịch vụ và chính sách hỗ trợ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; tập huấn công tác quản lý thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc theo Thông tư số 26/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý thuốc Methadone.

Cán bộ làm công tác điều trị Methadone CDC Quảng Nam báo cáo

           Được biết, hiện nay toàn tỉnh tổng số bệnh nhân tham gia điều trị là 469 bệnh nhân, tập trung tại các huyện: Tiên Phước, Quế Sơn, Điện Bàn, Thăng Bình, Phước Sơn. 

           Những năm qua, công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã thực sự mang lại hiệu quả. Methadone giúp giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, người nghiện cải thiện sức khỏe, cải thiện cuộc sống, sớm hòa nhập cộng đồng./.

Tác giả: Thùy An - Ánh Minh - TTGDSK CDC Quảng Nam

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Trong thời gian qua, tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Để bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe. Khuyến cáo ban hành kèm theo Công văn số 12/MT-SKHC ngày 15/01/2024, một số nội dung như sau:

rthyhhh

Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) .
Chỉ số AQI được tính theo thang điểm (06 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Khoảng giá trị AQI

Chất lượng không khí

Màu sắc

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

0 – 50

Tốt

Xanh

Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe

51 – 100

Trung bình

Vàng

Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên đối với những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.

101 – 150

Kém

Da cam

Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.

151 – 200

Xấu

Đỏ

Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

201 – 300

Rất xấu

Tím

Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.

301 – 500

Nguy hại

Nâu

Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng.

Thông tin về chất lượng không khí của các tỉnh, thành phố thường xuyên được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (https://cem.gov.vn) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

1. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe chung

a) Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

b) Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.

c) Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

d) Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.

đ) Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

e) Với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

f) Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

g) Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi):

- Nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

- Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

- Nên chú ý giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

- Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị.

- Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ việc khám sức khoẻ định kỳ.

2. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức 51 – 100)

a) Đối với người bình thường: tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế.

b) Đối với những người nhạy cảm

- Giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

3. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 – 150)

a) Đối với người bình thường

- Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.

- Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).  

- Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.

b) Đối với những người nhạy cảm

- Hạn chế hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Giảm hoặc ngừng vận động ngay khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, tức ngực hoặc thở khò khè.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

4. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 - 200)

a) Đối với người bình thường

- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

b) Đối với những người nhạy cảm

- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

5. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 - 300)

a) Đối với người bình thường

- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).

- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

b) Đối với những người nhạy cảm

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

6. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301–500)

a) Đối với người bình thường

- Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.

- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

b) Đối với những người nhạy cảm

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà.

- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 03 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp.

Nguồn: Cục Quản lý môi trường Y tế.

CN. Lê Thị Hồng Trinh – Khoa SKMT&YTTH

 Tết đến là thời điểm gia tăng nhu cầu tiêu thụ đồ uống có đường. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ quá nhiều đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra thừa cân béo phì và một loạt bệnh tật khác, trong đó có ung thư.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải đẩy mạnh các giải pháp giảm tiêu thụ đường để giảm gánh nặng bệnh tật cho sức khỏe.

Tăng tiêu thụ đồ uống có đường, tăng gánh nặng bệnh tật
Tiêu thụ nước giải khát có đường (loại đồ uống có đường phổ biến nhất) bình quân đầu người của Việt Nam tăng rất nhanh qua các năm. Nếu năm 2013 mỗi người tiêu thụ 35,31 lít thì 7 năm sau, con số này tăng lên hơn 50 lít. Đặc biệt vào dịp cuối năm hay những ngày lễ, Tết, mức tiêu thụ nước giải khát có đường cũng tăng gấp nhiều lần ngày thường.

7 soda shuttesrtock 2442

Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo có lợi cho sức khỏe là dưới 25g/người/ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vào dịp cuối năm và đầu xuân năm mới, nhiều người thường có quan điểm ăn uống vui chơi "xả láng" mà quên mất việc phải chăm chút sức khỏe cho bản thân. Các loại đồ uống có đường như nước ngọt có ga hoặc không có ga, đồ uống và nước ép từ trái cây và rau/quả, chất cô đặc dạng bột hoặc lỏng, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao, trà pha sẵn, cà phê pha sẵn, đồ uống sữa có pha chế hương liệu... đặc biệt là nước ngọt được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Hồng Diễm - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế các loại đồ uống có đường chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng nhanh và ít chất dinh dưỡng nên tăng tiêu thụ đồ uống có đường là yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng nguy cơ ung thư. Các tế bào mỡ tạo ra các hormone gọi là adipokine có thể kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tế bào, có thể thúc đẩy sự tăng sinh tế bào bất thường.

WHO chỉ rõ gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường: Tăng toàn cầu về thừa cân béo phì; tăng nguy cơ sâu răng; đái tháo đường tuýp 2; tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư; tăng gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe; giảm năng suất lao động do bệnh tật; ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường bằng cách nào?
Từ những tác hại gây ra cho sức khỏe con người, các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường là cần thiết. BS. Ngô Thị Hà Phương – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay, thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ đối với đồ uống có đường, trong đó chủ yếu là các biện pháp: Ghi nhãn dinh dưỡng, cấm quảng cáo, giảm tính sẵn có, tăng cường truyền thông, áp dụng chính sách thuế và giá.

"Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong 3 chính sách hiện nay nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường. WHO khuyến nghị các quốc gia triển khai kết hợp ba giải pháp: Áp thuế với đồ uống có đường; Giáo dục truyền thông; Hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em. Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường và có thể khiến mọi người lựa chọn những đồ uống thay thế lành mạnh hơn" – BS. Ngô Thị Hà Phương thông tin.
Đối với biện pháp áp dụng chính sách thuế và giá, WHO khuyến cáo đánh thuế đối với đồ uống có đường là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa thừa cân, béo phì và tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.

WHO kêu gọi Việt Nam đánh thuế các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, trong đó có đồ uống có đường. Chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ giới trẻ. Hiện nay, Việt Nam chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong khi các quốc gia phát triển và có tỷ lệ béo phì cao đều dần thực hiện việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Các chuyên gia về chính sách thuế cũng đưa ra quan điểm, bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là phù hợp với Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2023 và tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025, khuyến nghị của WHO và xu thế phát triển của thế giới.
Nhiều quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tính đến 1/2024, 117 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Thực tế, tại Thái Lan cho thấy, 2 năm sau khi thực hiện đánh thuế đồ uống có đường, lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 2,8% trong đó tiêu thụ đồ uống có ga giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 17,7%

Hay tại bang Philadelphia (Mỹ) sau khi thực hiện đánh thuế với đồ uống có đường là 1,5 xu/ounce thì lượng đường tiêu thụ hàng ngày ở trẻ em đã giảm 22% (15 gam) so với trước khi áp thuế; còn người lớn giảm khoảng 6 gam mỗi ngày.

Tương tự, một vài tháng sau khi đánh thuế với một loại đồ uống có đường ở California, Mỹ, những người trưởng thành có thu nhập thấp đã giảm mức tiêu thụ đường tới 21%...

Để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, người dân nên:

- Sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.

- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, si rô…

- Hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn.

- Không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.

- Chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng.

- Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn.

- Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.

 

TT-GDSK
Theo suckhoedoisong.vn

Chiều ngày 18/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tham dự có Lãnh đạo, đại diện các khoa/phòng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, Trung tâm Y tế 18 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn. Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam chủ trì hội nghị.

rrfnfncmm
Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam báo cáo kết quả hoạt động kiểm soát bệnh tật năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024; khoa Sốt rét, Dinh dưỡng, Bệnh Truyền nhiễm, báo cáo các chuyên đề: “Kết quả tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng vắc xin COVID-19 tỉnh Quảng Nam năm 2023”, “kết quả phòng và loại trừ Sốt rét tỉnh Quảng Nam năm 2023 và kế hoạch năm 2024”, “kết quả triển khai hoạt động Dinh dưỡng năm 2023”.

Trong năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Zika, Liên cầu lợn, Tả,…; hầu hết các số mắc bệnh truyền nhiễm đều giảm so với cùng kỳ năm 2022; bệnh Tay chân miệng ghi nhận 1.183 ca mắc, tăng 2,06 lần so với cùng kỳ năm 2022; phát hiện 5 ổ dịch Dại trên động vật; Sốt xuất huyết giảm 7 lần so với năm 2022; số bệnh nhân Tăng huyết áp mới phát hiện 4.595 tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2022; bệnh nhân Đái tháo đường tăng so với cùng kỳ năm 2022 45,2%; công tác cung ứng Methadone được đảm bảo nhu cầu điều trị; tổng số cơ sở lao động quản lý 415 tăng 1,2%; tổng số lượt khám chữa bệnh là 13.660/10.779 lượt bệnh, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2022; tổng số tiêm vắc xin dịch vụ giảm 52,48% so với cùng kỳ năm 2022; tỷ lệ bà mẹ và trẻ em được chăm sóc tuần đầu sau sinh là 14.494 người đạt 81,7%, vượt chỉ tiêu; công tác Truyền thông đa phương tiện được duy trì và đẩy mạnh phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn,…

tnhh

Năm 2024, CDC Quảng Nam đặt ra những mục tiêu quan trọng như: chủ động phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm và kịp thời không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng; khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để giảm sự tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội; quản lý cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp, suy dinh dưỡng trẻ em,…
Cũng tại hội nghị, 9 huyện (Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành, Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Nông Sơn) được trao quyết định công nhận loại trừ Sốt rét.

Thùy An - Viết Thạnh

 Theo Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục; việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục có nhiều hình thức khác nhau.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

3

Thông tư của Bộ Y tế nêu rõ về thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục, cụ thể:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Thông tư nêu rõ, việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức như:
Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia hội nghị, hội thảo: là một sự kiện do các cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện có nội dung liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;

Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị chủ trì tổ chức. Hình thức tổ chức: Trực tiếp hoặc trực tuyến;

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề:

Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp Nhà nước hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học trong và ngoài nước có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với phạm vi hành nghề. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã có quyết định nghiệm thu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, bản tin, đặc san ở trong và ngoài nước;
Chứng nhận thực hiện các nghiên cứu khoa học: Người hành nghề hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học được Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật tính giờ tín chỉ và được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư.
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề:

Giảng dạy về y khoa là hoạt động truyền đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề;
Người hành nghề được phân công hoặc mời tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cấp văn bằng hoặc các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận trong lĩnh vực sức khỏe có nội dung đào tạo phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Chứng nhận tham gia giảng dạy về y khoa: Người hành nghề tham gia giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề được Thủ trưởng đơn vị tổ chức giảng dạy tính giờ tín chỉ dựa trên minh chứng người hành nghề đã tham gia giảng dạy và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Quy đổi sang giờ tín chỉ và giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Việc quy đổi sang giờ tín chỉ của các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục được thực hiện theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này; Đối với việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở nước ngoài tổ chức: Việc xác nhận thời gian tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hành nghề tính giờ tín chỉ và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.

Về nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề
Theo Thông tư 32, việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.

Thứ hai, phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư này tương ứng với từng chức danh.

Thứ ba, bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.

Thứ tư, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Thứ năm, không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

TT-GDSK
Theo suckhoedoisong.vn

SKĐS - Đội ngũ bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ làm công tác dự phòng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng. Vì vậy, việc đổi mới đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng ngày càng phải nâng cao để đáp ứng tình hình mới
Những năm qua, lĩnh vực y tế dự phòng đã có nhiều kết quả đáng mừng. Việt Nam đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, như: dịch SARS năm 2003, dịch Cúm A/H5N1, H1N1 năm 2009... và đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19. Ngoài ra, ngành y tế dự phòng cũng đã thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt; giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin; duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt >90%...

y te du phon 17024737902751169699439

Tại Hội thảo về công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực bác sĩ y học dự phòng do Bộ Y tế tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y Tế đã phát biểu rằng, công tác đào tạo, sử dụng nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ y học dự phòng vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể như chưa xác định rõ vai trò, vị trí việc làm; chế độ chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ còn thấp so với lĩnh vực khám, chữa bệnh; điều kiện làm việc còn khó khăn... Vì vậy làm cho số sinh viên học bác sĩ y học dự phòng và chọn làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng có xu hướng giảm.

Có được thành tích lớn lao trong công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng và các lĩnh vực dự phòng bệnh nói chung, chúng ta không thể quên công tác đào tạo nhân lực khối y tế dự phòng. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tổng số cán bộ làm công tác y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện đáp ứng khoảng 42% nhu cầu nhân lực cần có.
Hàng năm có một số lượng lớn nhân lực y tế dự phòng được đào tạo, tốt nghiệp, tuy nhiên số lượng nhân lực cán bộ làm trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực ở cả trung ương và địa phương do một số bác sĩ sau khi tốt nghiệp làm trái ngành nghề đào tạo, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế làm trong lĩnh vực dự phòng còn chưa thỏa đáng với khối lượng và tính chất công việc…

Nguồn nhân lực y tế dự phòng vừa thiếu vừa yếu, nhiều bác sĩ hệ y tế dự phòng từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu những người được đào tạo chính quy. Chương trình đào tạo chưa có sự thống nhất, chậm đổi mới. Cơ sở vật chất trang thiết bị cho đào tạo còn thiếu và lạc hậu…

Theo quy định của Chính phủ, hiện không còn bằng bác sĩ y học dự phòng. Dù đào tạo 6 năm lại chưa được quy định văn bằng bác sĩ y học dự phòng trong Nghị định 99/2019/NĐ-CP (tại Điều 15 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù chỉ có bằng: bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học học cổ truyền, bằng dược sĩ). Việc không còn quy định bằng bác sĩ y học dự phòng dẫn đến nguy cơ các sinh viên đang theo học ngành bác sĩ y học dự phòng tại các cơ sở đào tạo từ năm 2020 đến nay sẽ có thể không được cấp bằng sau khi tốt nghiệp.
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng, tình trạng già hóa dân số, Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực y tế dự phòng phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Điều này đòi hỏi đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nước ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo y tế dự phòng bằng cách thu hút người học, vạch rõ lộ trình phát triển nghề nghiệp, cơ hội việc làm sau khi đào tạo xong. Từ đó người học sẽ yên tâm học và phát triển nghề nghiệp. Cùng với đó có chế độ đãi ngộ, nguồn đầu tư thỏa đáng vào nhân lực y tế dự phòng.

 Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh chỉ được thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và thu số tiền cùng chi trả của người bệnh có thẻ BHYT đối với các thuốc, vật tư, sinh phẩm thuộc danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán thuộc phạm vi được hưởng của người có thẻ BHYT theo đúng các quy định.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ ngành hướng dẫn áp dụng Nghị quyết số 129/NQ-CP liên quan đến BHYT.

kcb bhyt 1688149086140498161512

Theo Bộ Y tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 129/NQ-CP về việc điều chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch COVID-19 sang nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và thu số tiền cùng chi trả của người bệnh có thẻ BHYT đối với các thuốc, vật tư, sinh phẩm thuộc danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán thuộc phạm vi được hưởng của người có thẻ BHYT...

Ngày 21/9/2023, Bộ Y tế đã có Công văn số 6037/BYT- KHTC về việc triển khai Nghị quyết số 129/NQ-CP của Chính phủ. Để làm rõ thêm việc áp dụng liên quan đến BHYT, Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc thanh quyết toán đối với thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho phòng chống dịch COVID-19 khi sử dụng cho khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT, cụ thể:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và thu số tiền cùng chi trả của người bệnh có thẻ BHYT đối với các thuốc, vật tư, sinh phẩm thuộc danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán thuộc phạm vi được hưởng của người có thẻ BHYT theo đúng các quy định của pháp luật về BHYT. Giá thanh toán thuốc, vật tư, sinh phẩm, thời điểm áp dụng giá thanh toán được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6037/BYT-KHTC của Bộ Y tế.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổng hợp chi phí tiền thuốc, vật tư, sinh phẩm thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT vào bảng tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT hằng tháng; tổng hợp báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT hàng quý, gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán, quyết toán theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật BHYT.

Số tiền thu được do quỹ BHYT chỉ trả và số tiền cùng chỉ trả của người bệnh có thẻ BHYT cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ ngành phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện việc thanh toán, quyết toán và nộp ngân sách nhà nước số tiền thu được theo đúng quy định; đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Nghị quyết 129 của Chính phủ cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch COVID-19 nhưng chưa sử dụng hết để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế tối đa lãng phí.

Nghị quyết giao Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát lại số lượng thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua nhưng chưa sử dụng hết từ nguồn ngân sách nhà nước để ưu tiên phục vụ công tác chống dịch, dự phòng chống dịch và điều chuyển sử dụng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng, chống dịch COVID19, hạn chế tối đa lãng phí; Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện thanh, quyết toán theo quy định và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được.

Đồng thời chỉ đạo Sở Y tế, cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện liên quan đến giá, thanh quyết toán, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện Nghị quyết này.

Nguồn Báo Sức khỏe và Đời sống

Ngày 13/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam ban hành Quyết định số 198/QĐ-KSBT về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình và Tài liệu đào tạo liên tục về phòng chống dịch và an toàn sinh học trong lấy mẫu, đóng gói vận chuyển mẫu thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn. Chi tiết nhấn vào link bên dưới để xem: