Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc tiếp tục rà soát, tăng cường, củng cố công tác bảo đảm chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 trong bệnh viện, cơ sở y tế là rất cần thiết.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt Hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm. Ưu tiên lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, trường hợp không lấy được dịch tỵ hầu thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo Hướng dẫn.

Xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR tại CDC Quảng Nam


Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ban hành tại Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19, đặc biệt lưu ý tuân thủ:
- Ưu tiên lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, trường hợp không lấy được dịch tỵ hầu thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo Hướng dẫn.
- Mẫu ngoáy họng phải được lấy đúng vị trí, kỹ thuật.
- Sử dụng que lấy mẫu có đầu là sợi tổng hợp.
- Không dùng que lấy mẫu có cán bằng calcium hay gỗ để lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, dịch ngoáy họng và mẫu ngoáy dịch mũi (nhằm tránh trường hợp có thể gây ức chế phản ứng PCR làm ảnh hưởng đến độ nhạy và đặc hiệu, kết quả xét nghiệm).
- Không được bỏ sót các bước khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm.
Đồng thời rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 đơn lẻ cũng như gộp mẫu. Đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm theo Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được ban hành tại Quyết định 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ Y tế. Các phòng xét nghiệm chưa tiến hành xác nhận về giá trị chẩn đoán/sử dụng xét nghiệm đơn lẻ hay phương pháp xét nghiệm gộp thì cần tiến hành thực hiện ngay.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Công văn số 5268/BYT- KCB ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường phát hiện sớm người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 trong bệnh viện, ngăn ngừa triệt để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện.
Sử dụng/áp dụng xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 phù hợp theo hướng dẫn tại Quyết định số 2202/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 về sử dụng sinh phẩm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 để phát hiện các trường hợp nghi nhiễm.


BTV. TTGDSK (theo suckhoedoisong.vn)

 

 

 

 

Ngày 01/6/2021 UBND tỉnh Quảng nam có Công căn hướng dẫn số 72/HD-UBND về Quy trình tiếp đón, giám sát và cách ly y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào tỉnh Quảng Nam
Theo đó, hướng dẫn tại cơ sở cách ly tập trung:
a.Đối với người nhập cảnh:
- Mở kết nối liên tục các ứng dụng đã cài đặt trước khi nhập cảnh.
- Tự theo dõi sức khỏe, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày trên các ứng dụng đã khai báo hoặc trực tiếp cho cán bộ y tế tại khu cách ly.
- Thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
- Tự thu gom rác, chất thải theo quy định của cơ sở cách ly.
- Phối hợp với cán bộ y tế để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy
định và cách ly tối thiểu 21 ngày.
- Được cấp giấy xét nghiệm 03 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2 và có quyết định hoàn thành cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung.
b) Đối với địa phương, cơ sở cách ly và cán bộ y tế
- Ban Chỉ đạo cấp huyện Phòng, chống dịch COVID-19 ban hành quyết
định cách ly y tế tập trung.
- Thực hiện tốt Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19”; Quyết định số 57/QĐ-BCĐ ngày 12/5/2021 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản phòng, chống dịch COVID-
19 liên quan.
- Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 theo quy định

Mốc thời gian lấy mẫu xét nghiệm theo sơ đồ sau:

Sơ đồ hướng dẫn cách ly 19.6 CDC

 

cách ly COVID 19 05.6

Toàn văn hướng dẫn theo tập đính kèm

 

 

PV. TTGDSK

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh thành, để giữ vững thành công trong phòng chống dịch của cả nước, chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử trí kịp thời nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 cấp huyện, chỉ đạo thực hiện xác định đối tượng cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo Hướng dẫn tạm thời về xác định đối tượng cách ly y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2.

lay mau qx 1

Toàn văn hướng dẫn theo tập đính kèm.

Thực hiện Công văn số 287-CV/TU ngày 14/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về chấp hành  nghiêm công tác phòng chông dịch COVID19; thực hiện Công văn số 2831/UBND-KGVX ngày 14/5/2021 của  UBND tỉnh Quảng Nam về chấp hành  nghiêm công tác phòng chông dịch COVID19.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhanh, diễn biến hết sức phức tạp tại các địa phương trong nước, trong đó có thành phố Đà Nẵng; để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào cơ quan cùng như các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam yêu cầu các đồng chí lãnh đạo trung tâm, lãnh đạo khoa phòng, viên chức, người lao động của trung tâm thực hiện nghiêm các nội dung phòng chống dịch COVID-19 tròng thời gian này như sau:

1. Không đi, về thành phố Đà Nẵng dịp cuối tuần và khồng đi công tác đến các địa phương có dịch (nếu không thật sự cần thiết).

2. Chấp hành nghiêm các quyết định về công tác phòng chống dịch COVID-19 theo văn bàn chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, không đi đến những địa phương đang có dịch (trừ trưởng hợp thật cần thiết) đồng thời vận động gia đình, người thân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế không đi đến những địa phương có dịch và từ địa phương có dịch về Quảng Nam. Thực hiện cho đến khi các địa phương khống chế, kiểm soát được dịch bệnh và trở lại trạng thái bình thường mới.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K để phòng chông dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế KHẨU TRANG, KHỬ KHUẨN, KHOẢNG CÁCH, KHÔNG TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI, KHAI BÁO Y TẾ. Đặc biệt đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng và tại đơn vị.

5K phien ban moi

Toàn văn Công văn theo các tập đính kèm.

PV. TTGDSK

Ngày 04/5/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam ban hành Quyết định số 49/QĐ-KSBT về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhiệm vụ các Đội cơ động phản ứng nhanh: thường trực, sẳn sàng phản ứng nhanh, chỉ đạo và thực hiện công tác điều tra, giám sát dịch, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, kiểm dịch sân bay, bến cảng, cửa khẩu, hoạt động truyền thông về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Toàn văn Quyết định theo tập đính kèm.

PV. TTGDSK

Không được để lây lan dịch bệnh trong khu công nghiệp, không để đứt gãy sản xuất là yêu cầu cấp bách hiện nay của các địa phương.

a sep 10 KCN

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đang kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các KCN Quảng Nam (ảnh PV)


Tỉnh Quảng Nam hiện có 10 khu công nghiệp, với khoảng 53.000 công nhân. Trước tình hình dịch bệnh đang áp sát, thông tin với PV.SK&ĐS, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết về công tác phòng chống dịch tại KCN của tỉnh Quảng Nam hiện nay là nhiệm vụ cấp bách:
Ngày 12/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn 2765/UBND-KTN yêu cầu các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế Quảng Nam được giao, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Sở Công Thương, các cơ quan chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch COVD-19. Ngày 13/5, Sở Y tế sẽ phối hợp với các ngành chức năng, sẽ đi kiểm tra, đồng thời tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác phân luồng cách ly y tế, thiết lập phòng cách ly y tế tạm thời khi có trường hợp nghi ngờ COVID-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp.


Về kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, TS.BS Mai Văn Mười thông tin: “Chúng tôi chủ trì cùng với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp. Xây dựng phương án cách ly xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 trong doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp và sẽ tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch COVID - 19 tại khu, cụm công nghiệp, trong đó, ngành y tế đặc biệt hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế và sử dụng các chế phẩm sát khuẩn tay nhanh, chế phẩm sát khuẩn bề mặt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng”.


Về những khó khăn khi phòng chống dịch tại các nhà máy, khu công nghiệp: "Đặc thù của các khu công nghiệp và nhà máy rất đông công nhân. Chỉ một người lơ là, chủ quan, không chủ động khai báo y tế trung thực hậu quả sẽ rất lớn. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của các chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp là quan trọng. Thêm nữa, chủ doanh nghiệp, nhà máy phải thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng chống dịch, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 của mình tại nơi làm việc và quản lý chặt công nhân, người lao động. Văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam đã nếu rất rõ, yêu cầu chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, đơn vị của mình theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo sức khỏe người lao động. Về phía ngành y tế chúng tôi cũng tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, nhà máy, chính quyền địa phương để hướng dẫn, giám sát kịp thời cung cấp thông tin, đồng thời sẽ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo quy định". TS.BS Mai Văn Mười cho biết thêm.

PV. TTGDSK

Cách ly ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARSCoV-2

cachly 1555

Ngày 5/5/2021 căn cứ theo Công điện khẩn số 600/CĐ-BCĐ của Bộ Y tế về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARSCoV-2 và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung. Điều chỉnh thời gian tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày xuống còn 07 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
Toàn văn Công văm theo tập đình kèm.

TS.BS Trần Văn Kiệm
Quảng Nam đang triển khai tiêm phòng vắc-xin COVID-19, chúng ta đã rất nghiêm túc trong việc khám sàng lọc và theo dõi sát sức khỏe sau tiêm chủng một cách chủ động.

a lo vx

Triển khai tiêm vắc xin tại CDC Quảng Nam (ảnh XH)

Tuy nhiên vẫn có một số người băn khoăn với loại vắc-xin còn mới mẻ này bởi các phản ứng sau tiêm. Sau tiêm vacccine COVID-19 sẽ có một số người có sốt, đau chỗ tiêm, đau cơ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các loại vắc-xin và vắc-xin COVID-19 cũng không ngoại lệ.
Bản chất của vắc-xin và nguyên nhân các phản ứng là gì?
Khác với những vắc-xin hiện nay, vắc-xin COVID-19 đang được tiêm chủng là loại vắc-xin dùng công nghệ mới nhất “vắc-xin véc-tơ”. Nguyên lý của loại vắc-xin này là sử dụng một loại virus gây cảm lạnh (Adeno virus) ở tinh tinh làm vật trung gian mang vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đến các tế bào của người. Sau khi tiêm chủng, virus Adeno sẽ tìm đến các tế bào đích và truyền vật liệu di truyền đó vào trong, tế bào có đoạn gene này sẽ tích cực sản xuất một loại protein gai của virus SARS-CoV-2 và từ đó cơ thể sẽ điều động các tế bào miễn dịch tới tiêu diệt, nhận diện và sinh ra kháng thể. Với công nghệ mới này, đáp ứng miễn dịch sẽ rất mạnh và khả năng tạo kháng thể tốt nhưng đi kèm với nó là phản ứng sau tiêm chủng cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy nên theo các thống kê, sau tiêm vắc-xin COVID-19 có trên 50% số người có đau tại chỗ tiêm, gần 50% các trường hợp ghi nhận sốt, cảm giác ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng ít gặp hơn như chóng mặt, buồn nôn, một số ít gặp là tiêu chảy/đau bụng khoảng 10% xảy ra ở ngày thứ 2 sau tiêm.
Đâu là lý do khiến mọi người lo ngại!
Theo số liệu thống kê trên cả nước cũng như trải nghiệm thực tế của những cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã sử dụng vắc-xin đến thời điểm này là tích cực, tất cả đều ổn; không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm; một số người có sốt, đau đầu, đau chỗ tiêm… và trở lại bình thường sau 1-2 ngày dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường.
Tuy nhiên, một số người đang do dự về vắc-xin COVID-19 từ những thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng về phản ứng nặng, hiếm gặp đó là hiện tượng đông máu. Hiện tượng này có thể xảy ra với tỷ lệ rất thấp (khoảng 1 trường hợp/1 triệu người tiêm), xuất hiện 1-2 tuần sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, cơ thể có thể sinh ra kháng thể chống lại yếu tố 4 tiểu cầu (PF4). Phức hợp kháng thể này kích hoạt tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối, nhưng các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford - Anh đã đưa ra báo cáo rằng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch não (CVT), còn được gọi là hiện tượng đông máu hiếm gặp, nếu mắc COVID-19 lại cao hơn gấp khoảng 100 lần so với bình thường và cao hơn 40 lần vắc xin COVID-19 và các vắc xin khác.
Về điều trị thì rối loạn đông máu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường. Tại Việt Nam đến nay đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 ở các tỉnh, thành phố cho khoảng hơn 176 nghìn người mà chưa gặp trường hợp nào có biểu hiện phản ứng đông máu. Tuy nhiên, tiểu ban hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã xây dựng xong phác đồ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19” và đã trình Bộ Y tế ban hành, nên việc lo ngại phản ứng nặng sau tiêm vắc xin COVID-19 với lợi ích mà nó mang lại cần được xem xét và nên lựa chọn vắc xin.
Chỉ định, chống chỉ định và những lưu ý sau tiêm
Đối tượng đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19 là những người trên 18 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh và không có tiền sử dị ứng, quá mẫn với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong thành phần của vắc xin. Tuy nhiên cần phân loại các nhóm đối tượng hoãn tiêm, cân nhắc hoặc chống chỉ định tiêm bao gồm:
- Đối tượng nên trì hoãn tiêm chủng: là những đối tượng hiện mắc bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao có dùng chế phẩm miễn dịch trong vòng 90 ngày hoặc đã bị COVID-19 trong vòng 6 tháng. Những người có tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước cũng nằm trong nhóm này. Giai đoạn này cần thận trọng nên nhóm phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người trên 65 tuổi và người có bệnh lý giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu cũng cần tạm hoãn.
- Đối tượng cần thận trọng tiêm chủng: là những người có tiền sử dị ứng, người có bệnh lý nền hoặc bệnh mạn tính cần giám sát sức khỏe, người mất tri giác và mất năng lực hành vi. Người có bệnh mạn tính kèm thêm bất thường dấu hiệu sống.
- Đối tượng chống chỉ định: là người có phản ứng mạnh với liều tiêm trước, phản ứng với các thành phần có trong vắc xin hoặc dị ứng mạnh với nhiều loại tác nhân khác nhau.
Lưu ý: sau khi tiêm đủ 02 liều vắc xin đúng thời gian quy định, cơ thể những người được tiêm sẽ sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một số người dù đã được tiêm chủng vẫn có thể bị mắc bệnh, chỉ là không bị bệnh nặng. Do vậy, việc tiêm vắc xin COVID-19 kết hợp với thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ra cộng đồng./.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý ung thư, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… nhưng không phải ai cũng biết những lưu ý trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác.
Do kết quả xét nghiệm có thể bị thay đổi do nhiều yếu tố tác động, nên người bệnh cần phải được chuẩn bị đúng. Có trường hợp chỉ cho kết quả chính xác nếu người bệnh không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 6-8 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy. Do đó, nên tìm hiểu kỹ trước khi đi làm xét nghiệm. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

IMG 2114

Vậy để không ảnh hưởng đết kết quả xét nghiệm, cũng như không mất thời gian khi đi xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?
Không nên uống thuốc trước khi xét nghiệm
Không nên dùng thuốc khi đã có kế hoạch đi làm xét nghiệm vì thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì, phải thông báo cho thầy thuốc. Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.
Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm vẫn dùng thuốc theo thói quen mà không biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, hậu quả là việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Những xét nghiệm cần nhịn đói trước khi xét nghiệm
Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê...) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đến đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (mỡ máu...), bệnh về gan mật.
Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)..., không cần nhịn đói.
Những lưu ý khác khi đi xét nghiệm máu
Không riêng gì thức ăn mà tất cả các loại nước uống (ngoại trừ nước lọc) đều gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Chẳng hạn, xét nghiệm gamma - glutamyl transferase (GGT) là một xét nghiệm để đánh giá chức năng hoạt động của gan, nếu uống rượu bia hay hút thuốc lá sẽ làm tăng men gan. Vậy nên bệnh nhân phải lưu ý không sử dụng các chất trên trước khi xét nghiệm 24 giờ.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm và điều này là cần thiết để cơ thể không bị mất nước. Vì trong khoảng thời gian chờ đợi, nhịn đói khiến bệnh nhân kiệt sức, chưa kể mất nước cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm sai.
Thông thường, các xét nghiệm máu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện vào buổi sáng sớm, bệnh nhân sẽ được thông báo những yêu cầu cần thiết trước đó. Điều này nhằm đảm bảo thời gian nhịn ăn, nhịn uống mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho bệnh nhân, đồng thời cũng là thời gian thích hợp để đánh giá nồng độ một số chất vì vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nồng độ một vài chất có thể thay đổi.
Trường hợp lỡ ăn hay uống một thứ gì đó trong khoảng thời gian được yêu cầu nhịn thì tốt nhất nên nói với bác sĩ để có thể dời lịch xét nghiệm nếu cần thiết.
Đối với trẻ em, cần phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm hay bất kỳ thủ thuật nào, tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ, trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa và mức độ tin tưởng của trẻ.
Kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch sẽ dẫn đến việc bác sĩ đánh giá sai tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ đơn giản là trước khi đi xét nghiệm cần lưu ý những việc không nên làm mà còn có những kiến thức người bệnh cần trang bị cho chính mình.
CN. Hoàng Xuân Tư

Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Theo khoản 3 điều 2 Thông tư 41 quy định tần suất thực hiện ngoại kiểm đột xuất chất lượng nước khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước. Nhận được phản ảnh  báo Tuổi trẻ Thủ đô, báo Lao động gần 400 hộ dân tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sử dụng nguồn nước sạch có vấn đề do Công ty Cổ phần cấp thoát nước King sản xuất và cung cấp. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ngày 10 tháng 3 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành xác minh, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại Công ty Cổ phần cấp thoát nước King, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Qua kiểm tra đã phát hiện một số thiếu sót về sự cố nước sạch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã đề xuất công ty cấp thoát nước cần khắc phục ngay sự cố, trong vòng 3 ngày phải có kết quả kiểm định và có báo cáo về các biện pháp khắc phục sự cố cho cơ quan chức năng. Phía công ty cấp thoát nước King đã cam kết khắc phục sự cố đúng theo yêu cầu. Toàn văn báo cáo theo tập đính kèm.

Nươc King

Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tại buổi kiểm tra chất lượng nước tại công ty Cấp thoát nước King (Ảnh VT)

Tệp đính kèm
Download this file (Báo cáo.pdf)Báo cáo.pdf

Năm 2020, một năm đương đầu với thiên tai, dịch bệnh, với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam là năm đầy khó khăn và thách thức nhưng được sự lãnh chỉ đạo của Đảng và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là vài trò lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế, trong đó trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cũng đã tham mưu tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh góp phần quan trọng để khống chế hoàn toàn dịch COVID-19, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chúng tôi mới có dịp được trò chuyện với những cán bộ, nhân viên y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam để lắng nghe những tâm sự, cảm xúc của họ trước cuộc chiến với COVID-19 mà họ đã trải qua trong năm qua.

Cử nhân xét nghiệm Võ Trung Hoàng, Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam là một trong những “chiến sỹ áo trắng” tham gia tích cực trong 2 đợt phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã xảy ra tại tỉnh ta. Anh Hoàng tâm sự với chúng tôi rằng, với vai trò là một trong những người trực tiếp làm công tác lấy mẫu xét nghiệm, sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 anh luôn lấy trách nhiệm công việc đặt lên hàng đầu. “Tôi thấy công việc này rất giúp ích không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho cả cộng đồng. Có những lúc mẫu bệnh phẩm gửi về nhiều, thì chúng tôi phải tăng cường làm việc cật lực, có lúc làm việc từ sáng hôm nay đến mãi sáng hôm sau với mong muốn duy nhất là chẩn đoán sớm SARS-CoV-2. Nếu hôm nào kết quả âm tính thì chúng tôi ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, còn hôm nào mà kết quả dương tính thì mọi người nhìn mặt nhau buồn bã, ai nấy đều bủn rủn chân tay,…”- Anh Hoàng nói.

Cũng như anh Hoàng, Ths.Bs Võ Thị Thùy Trang - Phó trưởng khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm, là một bác sỹ nữ thuộc đội phòng chống dịch số 1, khi có thông tin có trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên xảy ra tại Quảng Nam, chị Trang cùng với đồng nghiệp của mình đã sẵn sàng tinh thần để lên đường chống dịch. Chị Trang tâm sự: “lúc đó, con còn nhỏ nên cũng rất khó khăn, lần đầu tiên xa con nhiều như vây. Nhưng tôi may mắn khi có chồng cũng làm ngành y, nên anh ấy cũng đồng cảm với tính chất công việc và rất may thời điểm đó có sự động viên của gia đình, đơn vị nên tôi cũng phần nào yên tâm để đi chống dịch.”

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh xảy ra lúc đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã nhanh chóng tham gia dập dịch với phương châm: ngăn chặn xâm nhập, phát hiện sớm, cách ly ngay, khoanh vùng gọn. Tổng số mẫu được xét nghiệm là 102.000 mẫu trong đó 107 mẫu dương tính, số mẫu xét nghiệm trên 1.000 dân là 68 mẫu thuộc nhóm có tỉ lệ xét nghiệm sàng lọc cao trên cả nước, góp phần thành công trong công tác phòng và chống đại dịch COVID-19 của tỉnh nhà. Trong đó, công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng, luôn bám sát các nội dung tuyên truyền, khuyến cáo của Bộ Y tế, truyền thông trên các kênh như báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, các đài phát thanh phát lại của huyện, chuyên mục y tế, fanpage, xe tuyên truyền, truyền thông trực tiếp,… với phương châm truyền thông theo từng giai đoạn, nhanh chóng và chính xác.

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Năm 2020 đi qua, chúng ta tự hào vì ngành y đã đóng góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của toàn tỉnh trong việc ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Trong những thắng lợi đó, phải kể đến những đóng góp tích cực và hiệu quả của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam, một đơn vị đi đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Các cán bộ, nhân viên y tế của CDC trong những ngày đó đã luôn chủ động đi điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, phát hiện các trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần, điều tra dịch tễ các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ, tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và dập dịch nhanh chóng,… góp phần thắng lợi trước cuộc chiến với dịch bệnh COVID-19. Tôi mong rằng với tinh thần, trách nhiệm đó, thời gian đến, CDC Quảng Nam sẽ tiếp tục duy trì tinh thần đó, phát huy những thành quả đạt được và luôn là đơn vị đi đầu trong công tác phòng, chống mọi dịch bệnh, để bà con yên tâm làm ăn, sinh sống và góp phần phát triển kinh tế xã hội.”

Một trong những yếu tố quan trọng để phòng chống dịch thành công là phát hiện sớm ca bệnh, ca nghi mắc để kiểm soát cách ly nhằm tránh lây lan trong công đồng, Chính vì vậy, khi phát hiện có ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thực hiện truy vết tất các cả các trường hợp là F1, F2 về từ nước ngoài, từ vùng dịch hoặc từ các ca bệnh liên quan trong cộng đồng, thành lập ngay 6 đội phản ứng nhanh cơ động để ứng cứu nhằm truy vết và lấy mẫu xét nghiệm cho 6 huyện trọng điểm nguy cơ cao,… Với những thành quả đáng khích lệ đạt được trong năm qua, năm 2021, CDC Quảng Nam tiếp tục đề ra những mục tiêu quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Quyết tâm chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra.

BS.CKI Nguyễn Thị Kim Vân - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho biết: “Năm 2021 chúng ta đặt ra mục tiêu và cố gắng phải luôn trong tư thế sẵn sàng chủ động khống chế kịp thời dịch bệnh, hạn chế không để dịch lớn xảy ra. Để đạt được điều này chúng ta phải tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, giám sát; tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân biết và phòng tránh; tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan; đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch tại các tuyến. Để đạt được các mục tiêu trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham mưu xây dựng kế hoạch/phương án PC dịch bệnh theo từng kịch bản cụ thể: tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; tăng cường hoạt động các Tổ COVID-19 trong cộng đồng, nhằm phát hiện sớm các đối tượng nguy có đến tận thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình; xử lý triệt để các ổ dịch nếu có một cách nhanh chóng, theo quy định; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên sát khuẩn bàn tay; kiện toàn các đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần thiết; giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng; không để lọt bệnh vào cộng đồng.”
                                                                                                                                                                                                                                       Thùy An - Minh Tâm