Khảo sát công tác thực hiện cách ly phòng lây nhiễm chủng mới vi rút Corona tại các công ty có người nước ngoài làm việc.

Chiều ngày 6 tháng 2 năm 2020 đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam do Thạc sỹ Võ Trung Hoàng - Phó giám đốc trung tâm làm trưởng đoàn đã phối hợp với phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh đến khảo sát công tác cách ly phòng lây nhiễm chủng mới vi rút Corona tại các công ty có người nước ngoài làm việc tại khu công nghiệp Điện nam Điện Ngọc. Cùng đi có lãnh đạoTrung tâm Y tế Điện bàn, Công an phường Điện Nam Bắc, Ban quản lý khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc.

Qua khảo sát tại 3 công ty thuộc khu Công nghiệp Điện Nam Điện ngọc, tại thời điểm kháo sát công ty Việt Hoa có 3 người từ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc  trở lại làm việc từ ngày 30/01/2020, sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán. Theo bà Đặng Thị Việt Hồng, trưởng phòng quản lý nhân sự công ty cho biết, ngay khi các chuyên gia trở lại làm việc, ban lãnh đạo công ty đã tiến hành cách ly và theo dõi sức khỏe, không tiếp xúc với công nhân, hiện tại cả 3 chuyên gia đang ở riêng tại tầng 2 của khu nhà ở, mọi sinh hoạt đều khép kín không giao tiếp với bên ngoài, chỉ làm việc với các bộ phận qua điện thoại. Qua tiếp xúc với chúng tôi các chuyên gia rất vui vẻ nghiêm túc thực hiện cách ly.  Cũng trong buổi làm việc, tại công ty Jacking Việt Nam, có 3 người từ Giang tô Trung quốc trở lại lại làm việc từ ngày 29 và 31/01/2020, tại đây các chuyên gia chưa thực hiện cách ly triệt để, đoàn công tác đã gặp trực tiếp giám đốc công ty đề nghị cách ly theo đúng hướng dẫn ít nhất 1tuần nữa để đảm bảo không còn yếu tố nguy cơ, hiện có 8 người việt cùng làm việc trong văn phòng cũng được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe. Còn tại công ty Initation có 3 chuyên gia Hồng Kông trở lại làm việc sau tết, 02 đã về nước, 01 đang trú tại số 37 Nguyễn Sơn TP. Đà nẵng, qua làm việc đoàn công tác đã đề nghị công ty phải thực hiện cách ly người này tại nơi cư trú, không trở lại công ty cho đến đủ 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh 02/02/2020.

Đánh giá công tác thực hiện cách ly phòng lây nhiễm chủng mới vi rút Corona tại các công ty có người nước ngoài làm việc tại Khu Công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc, đoàn công tác đã nhận thấy cơ bản các công ty đã chấp hành đúng hướng dẫn chỉ đạo của Thủ tướng, công nhân tại đây yên tâm làm việc. Qua đây đoàn công tác cũng đã hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho các bộ phận có trách nhiệm tại các công ty.

                                                                                                                                                                                                                     Long Cảnh

Chiều 5.2, ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế, người phát ngôn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch corona cấp tỉnh cho biết, thông tin đang lan truyền trên mạng về một người lao động nước ngoài tại Công ty Domex (Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, Thăng Bình) nghi nhiễm vi rút corona là không chính xác.

Hỏi đáp về Corona Virus (Tổ chức Y tế Thế giới)

Coronavirus là một họ các virus có ở người lẫn động vật. Chúng có thể gây bệnh từ cảm cúm thông thường đến các bệnh nặng hơn như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome MERS) và Hội chứng Hô hấp Cấp nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS))

Coronavirus chủng mới là một dòng mới của coronavirus chưa từng được xác định ở trên người. Chủng mới, nay được gọi là 2019-nCoV chưa từng được tìm thấy trước khi dịch được báo cáo ở Vũ Hán Trung Quốc. vào tháng 12 2019

Không, chúng cùng họ (family) với virus gây SARS, nhưng không phải là một.

Như với các bệnh đường hô hấp khác, việc nhiễm 2019-nCoV có thể dẫn đến các triệu chứng nhẹ như chảy mũi nước, viêm họng, ho và sốt. Nó có thể nặng hơn đối với một số người và dẫn đến khó thở hoặc viêm phổi. Hiếm hơn, thì bệnh có thể gây chết người. Người gia, người có tiền sử mắc các bệnh khác (như đái tháo đường, bệnh tim) có vẻ như dễ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn khi nhiễm virus.

Các nghiên cứu chi tiết cho thấy SARS và MERS được truyền từ động vật sang người. Nguồn gốc từ động vật của nCoV hiện nay vẫn chưa được xác định. Có vẻ động vật từ một chợ động vật còn sống ở Trung Quốc là nguồn bệnh cho những trường hợp bị nhiễm ban đầu. Để tự bảo vệ, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với động vật còn sống ở chợ.

Cần phải tránh việc dùng thịt sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa và các bộ phận khác của động vật cần xử lý cẩn thận.

 

 

Không, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi, như chó, mèo bị nhiễm nCoV và làm lan truyền virus này. 

 Có. 2019-nCoV có thể gây bệnh hô hấp và có thể truyền từ người qua người, thường là do tiếp xúc gần gũi với người bệnh, ở nhà, nơi làm việc hoặc các bệnh viện.

  • Hãy rửa sạch tay bạn một cách thường xuyên bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước. Vì dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước giết chết vi rus nếu chúng có trên tay của bạn.
  • Giữa khoảng cách tiếp xúc- ít nhất là 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là đối với người đang có ho, hách xì và sốt. Vì sao? vì một người bị nhiễm bệnh đường hô hấp, như 2019-nCoV, lúc ho hay hách xì có thể bắn ra các giọt dịch nhỏ chứa vi rus, nếu bạn tiếp xúc gần quá, bạn có thể hít phải virus.
  • Tránh dùng tay chạm mắt, mũi và miệng. Vì tay bạn chạm vào nhiều bề mặt có thể đã có nhiễm virus. Nếu bạn chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng của mình, bạn có thể đưa virus vào cơ thể.
  • Nếu bạn có sốt, ho hoặc khó thở, hãy đến ngay cơ sở y tế. Hãy báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã đến một vùng ở Trung Quốc đã được báo cáo là có dịch hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người từ Trung Quốc đến và có triệu chứng hô hấp. Vì sao? Mỗi khi bạn có sốt, ho hoặc thở khó việc tìm đến cơ sở y tế là rất quan trọng vì nó có thể do nhiễm khuẩn hô hấp hoặc các tình trạng nặng khác. Triệu chứng đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân, tùy theo việc bạn có đến Trung Quốc hay không, tùy hoàn cảnh của bạn thì 2019-nCoV có thể là nguyên nhân.

Đeo khẩu trang y tế có thể giúp hạn chế việc lan truyền một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ dùng khẩu trang thì không bảo đảm được việc tránh nhiễm bệnh mà phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh đường hô hấp và tay, tránh tiếp xúc gần, ít nhất là phải cách 1 mét.

WHO khuyến nghị việc sử dụng hợp lý khẩu trang y tế để tránh việc lãng phí vô ích các nguồn lực qúy giá và việc sử dụng sai cách khẩu trang. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có triệu chứng hô hấp (ho hoặc nhảy mũi), nghi bị nhiễm 2019-nCoV hoặc chăm sóc người nghi bị nhiễm. Trường hợp nghi bị nhiễm chính là người đã đến Trung Quốc trong vùng có dịch 2019-nCoV đã được báo cáo, hoặc là đã tiếp xúc với người đến từ Trung Quốc có triệu chứng đường hô hấp.

  1. Trước khi đeo khẩu trang rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.
  2. Phủ cả miệng và mũi và bảo đảm không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
  3. Tránh đụng vào khẩu trang, nếu lỡ đụng hãy rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.
  4. Thay ngay khẩu trang mới nếu bị ẩm, ướt và không dùng lại khẩu trang sử dụng một lần.
  5. Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không đụng vào mặt trước), bỏ vào thùng rác kín ngay lập tức, rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.

Trong khi vẫn cần nghiên cứu cách mà 2019-nCoV tác động đến cơ thể người, đến nay, dường như có thể thấy là người già, người có tiền sử bệnh (như đái đường, bệnh tim) có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Virus corona mới là virus đường hô hấp phát tán chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bằng các giọt dịch đường hô hấp có khi ho hoặc nhảy mũi, hoặc các giọt nước bọt và dịch tiết từ mũi. Vì vậy điều quan trọng là mọi người phải thực hiện vệ sinh thật kỹ. Ví dụ, che bằng khuỷu tay (không che bằng tay) khi nhảy mũi và ho, hoặc dùng giấy xong rồi vất ngay vào thùng rác đậy kín. Mặt khác việc rửa tay thường xuyên bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước cũng rất quan trọng.

Đến nay vẫn chưa biết được virus có thể sống sót bao lâu trên các bề mặt, mặc dù các thông tin ban đầu cho là khoảng vài giờ. Các dung dịch sát khuẩn đơn giản có thể giết chết virus và khiến nó không còn khả năng gây nhiễm bệnh.

Người bị nhiễm 2019-nCoV, người bị cúm thông thường hoặc cảm lạnh có các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho và chảy mũi nước. Dù các triệu chứng này giống nhau, chúng lại do các virus khác nhau gây ra. Vì sự giống nhau này, khó mà xác định bệnh nếu chỉ dựa trên triệu chứng bên ngoài. Đó là lý do vì sao xét nghiệm là cần thiết để khẳng định một người có nhiễm 2019-nCoV hay không.

WHO luôn luôn khuyến cáo người có triệu chứng ho, sốt và khó thở phải đến ngay cơ sở y tế. Người bệnh nên báo cho cơ sở y tế biết những nơi đã đến trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng đó, và họ có tiếp xúc gần gũi với người đã bị bệnh đường hô hấp hay không.

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng (ho, sốt, khó thở... ). Ước lượng hiện nay là khoảng 1 đến 12 ngày rưỡi, với trung vị là khoảng 5-6 ngày (tức là một nửa số người có thời gian ủ bệnh dưới 5-6 ngày, một nửa từ 5-6 ngày trở lên-ND). Dựa vào thông tin từ các bệnh do các Corona virus gây ra như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên đến 14 ngày. WHO khuyến cáo cần theo dõi  14 ngày đối với người đã tiếp xúc với người bệnh đã được xác định.

Hiểu biết về thời gian mà người nhiễm bệnh có thể phát tán virus cho người khác là điểm cốt yếu để kiểm soát dịch bệnh. Các thông tin y tế chi tiết từ người nhiễm là cần thiết để xác định khoảng thời gian mà người đó bị nhiễm. Theo các báo cáo gần đây, có thể người nhiễm 2019-nCoV đã bị nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Nhưng dựa vào dữ liệu đang có, người có triệu chứng đường hô hấp là nguồn phát tán chính.

Không, kháng sinh không chống được virus, nó chỉ hiệu quả với vi khuẩn. Corona virus chủng mới là một loại virus, vì vậy kháng sinh không nên được dùng để phòng và điều trị.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc hiệu được khuyến cáo dùng để phòng và chống coronavirus chủng mới. Nhưng người nhiễm 2019-nCoV nên được áp dụng các biện pháp chăm sóc làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng, và những người có triệu chứng nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Một số cách điều trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ để phối hợp nỗ lực tìm ra thuốc đặc trị để điều trị nCoV với nhiều tổ chức.

Nếu bạn muốn tự bảo vệ mình, bạn nên duy trình việc vệ sinh tay và đường hô hấp, ăn uống an toàn, tránh tiếp xúc gần, nếu có thể, với những người có triệu chứng hô hấp như ho và nhảy mũi.

Những phương tiên sau đây đặc biệt được khuyến cáo là không áp dụng vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ và thậm chí là gây hại:

  • Dùng Vitamin C.
  • Hút thuốc
  • Uống các loại trà thảo dược
  • Đeo một lần nhiều khẩu trang để tối đa hóa việc bảo vệ
  • Tự sử dụng thuốc, ví dụ kháng sinh.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) https://www.who.int/news-room/q-a-detail/q-a-coronaviruses

Người dịch: Bs. Trần Quý Phi.