Ngày 24/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

DC phạm minh chinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 24/8, lãnh đạo chủ chốt họp để nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam (Báo cáo số 234/BC-BCSĐ, ngày 23/8/2021).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp, cùng dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đại diện các ban, bộ, ngành.

Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan, các đồng chí dự họp, lãnh đạo chủ chốt đã thảo luận, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận: Vừa qua, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, định hướng sát tình hình, làm cơ sở để các cơ quan chức năng, địa phương chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch được thực hiện thống nhất, xuyên suốt, kịp thời.

DC nguyen phu trongjpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài. Đặc biệt là lực lượng y, bác sĩ, quân đội, công an và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nơi tuyến đầu đã có nhiều đóng góp tích cực, các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.

Công tác phòng, chống dịch thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng tình hình cho thấy còn một số vấn đề cần lưu ý, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; có lúc, có việc chưa cụ thể, nhất quán, còn lúng túng, một số địa phương còn chủ quan, công tác tuyên truyền chưa kịp thời, hiệu quả.

Dự báo thời gian tới, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, có khả năng kéo dài, nhất là tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân.

Trước tình hình đó, thống nhất phân công đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước. Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:

Đánh giá tổng thể việc thực hiện chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua, phát huy những kết quả đạt được, phân tích thẳng thắn, rút kinh nghiệm sâu sắc những mặt chưa làm được, dự báo đúng tình hình, trên cơ sở kinh nghiệm trong nước, quốc tế, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để thống nhất giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Hoàn thiện các phương án, kịch bản phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới, ngăn chặn không để dịch lan rộng, nhất là những khu vực trọng yếu như Thủ đô Hà Nội, các khu đô thị lớn tập trung đông dân cư, khu công nghiệp...

Tập trung nguồn lực chăm lo sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, ưu tiên cho công tác khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất lây nhiễm chéo, giảm thiểu số ca tử vong, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu và các hỗ trợ cần thiết cho người dân khi thực hiện cách ly, giãn cách, bảo đảm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. Tổ chức tốt việc bảo quản, mai táng các trường hợp tử vong phù hợp với phong tục tập quán.

Khẩn trương tập trung triển khai chiến lược vaccine, đặc biệt là việc cung ứng, tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., sớm thực hiện tiêm vaccine diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Quan tâm chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; không để các thế lực thù địch, phản động kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, cản trở công tác phòng, chống dịch.

Tập trung làm tốt hơn công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch trong tình hình mới, biểu dương, khích lệ, động viên, khen thưởng các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch, các thông tin xấu độc, sai sự thật, kích động, gây tác động tiêu cực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, chủ quan, lơ là, thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Tiếp tục kêu gọi tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, huy động cả hệ thống chính trị cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Thống nhất chủ trương đối với các kiến nghị của Chính phủ về các giải pháp huy động lực lượng, bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội triển khai các bước để khẩn trương cụ thể hoá, bố trí ngay nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho các cấp, ngành, địa phương; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Trên cơ sở Thông báo này, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, căn cứ phạm vi trách nhiệm được giao, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các ban, bộ, ngành, địa phương, các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nhanh, có hiệu quả các công việc, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt theo quy định.

Theo suckhoedoisong.vn

        Sáng nay 18.8, đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam.

ed3dfed2ab4e5c10055f

        Tại đây, đồng chí Lê Văn Dũng đã ghi nhận và biểu dương những cố gắng nổ lực của tập thể CDC Quảng Nam trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong thời gian qua. Các nhân viên y tế của đơn vị đã ngày đêm bám sát cơ sở, thực hiện công tác truy vết, lấy mẫu một các khẩn trương, nhanh chóng và có kết quả chính xác nhất; năng lực, kinh nghiệm, tinh thần của cán bộ y tế đã góp phần tích cực vào những thành công bước đầu của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đồng chí đề nghị CDC Quảng Nam tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch; tăng cường công tác dám sát dịch diện rộng, bố trí nhân lực hợp lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân viên y tế và đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dich bệnh.

       TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc CDC Quảng Nam đại diện cho tập thể Ban giám đốc, viên chức, nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cảm ơn sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh dành cho trung tâm. Đồng thời, Trung tâm sẽ tiếp tục  phát huy, hoàn thành tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh COVID–19 trên địa bàn tỉnh. Góp phần cùng với cả nước khống chế và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian đến.

Viết Thạnh

Sáng 17.8.2021, Đồng chí Phan Xuân Quang - TUV - Chủ tịch Liên đoàn Lao động(LĐLĐ) tỉnh đến thăm và tặng quà cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Tham dự có đồng chí Phạm Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch công đoàn ngành Y tế, đại diện lãnh đạo CDC và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam.

Theo báo cáo của CDC, tính từ đầu mùa dịch đến nay, toàn tỉnh có 428 ca COVID-19, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho 262.516 trường hợp, cách ly tại cơ sở y tế là 1.456 trường hợp, cách ly y tế tập trung cho 45.625 người,…

 

TANG QUA LDLD TINH
Liên đoàn Lao động tỉnh tặng quà cho CDC Quảng Nam

Tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, từ ngày bắt đầu hoạt động đến nay đã tiếp nhận 173 bệnh nhân Covid-19, điều trị khỏi cho 81 bệnh nhân COVID-19, chuyển viện 05 ca, hiện đang điều trị 87 bệnh nhân (trong đó có 02 bệnh nhân nặng).

TANG QUA BV PNT

                                                                                                      Liên đoàn Lao động tỉnh tặng quà cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

Thay mặt đoàn, đồng chí Phan Xuân Quang  ghi nhận, biểu dương những đóng góp của tập thể, cán bộ, nhân viên, người lao động CDC Quảng Nam và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch; đồng thời chia sẻ những vất vả, hy sinh của cán bộ đã góp phần cùng với các cấp, các ngành trong tỉnh ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Qua đó, đồng chí cũng mong muốn, thời gian tới cán bộ, nhân viên phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Đại diện lãnh đạo các đơn Y tế vị tuyến đầu trân trọng cảm ơn lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã quan tâm động viên để cán bộ, y bác sĩ tiếp tục nỗ lực làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh đã gửi tặng mỗi đơn vị một phần quà trị giá 10.000.000 để động viên, khích lệ tinh thần tập thể, cán bộ, nhân viên và người lao động hai đơn vị tiếp tục vững vàng trên tuyến đầu chống dịch.

Ánh Minh

 

Sáng ngày 13.8, GS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế và PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đồng chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh COVID-19 theo phân tầng quản lý, điều trị và an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với hơn 700 điểm cầu trong cả nước. Tham dự tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có đại diện lãnh đạo Sở Y tế cùng một số đơn vị có liên quan.

TH Dieu tri Covid 13.8

Đại diện các đơn vị Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tham gia tập huấn tại điểm cầu Sở Y tế
        Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, hiện nay thế giới có trên 205 triệu người mắc và trên 4,33 triệu người tử vong, tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận trên 246 nghìn ca nhiễm, khỏi bệnh 89.228 trường hợp, tử vong 4.815 người, dịch COVID-19 đã có mặt tại 62/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 32 tỉnh đã có ca bệnh tử vong.

Hội nghị đã phổ biến các nội dung: Phân tầng quản lý, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng (tầng 1 chuyên thu dung điều trị COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng, tầng 2 là các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 có triệu chứng và tầng 3 là các bệnh viện chuyên hồi sức chuyên sâu đối với các trường hợp COVID-19 nặng và nguy kịch); Hướng dẫn về tổ chức, chuyên môn, chăm sóc, dinh dưỡng và hướng dẫn quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà; Cập nhật Hướng dẫn chân đoán điều trị COVID-19: sử dụng Remdesivir; Cập nhật Hướng dẫn Sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Cơ chế tài chính đối với các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; Hướng dẫn công tác chăm sóc, dinh dưỡng tại 3 tầng điều trị;...

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương hết sức chủ động, lên kịch bản chuẩn bị phương án có tình huống xấu xảy ra trên địa bàn của mình, chuẩn bị tốt cho công tác điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt chuẩn bị ô xy, máy thở để ứng phó tình huống cần thiết; Huy động tối đa nguồn nhân lực, cả y tế công lập và tư nhân tham gia cuộc chiến này; Thiết lập hệ thống quản lý, điều trị Covid-19 trên nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, điều trị tại chỗ, nhân lực tại chỗ, hậu cần tại chỗ); Phân tầng điều trị; Chuẩn hóa công tác chẩn đoán, điều trị; Rà soát lại nhân lực biết sử dụng máy thở và tập huấn lại trên toàn tuyến; Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực; Đảm bảo an toàn tiêm chủng;…
Tường Quyên

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, hiện nay thế giới có trên 205 triệu người mắc và trên 4,33 triệu người tử vong, tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận trên 246 nghìn ca nhiễm, khỏi bệnh 89.228 trường hợp, tử vong 4.815 người, dịch COVID-19 đã có mặt tại 62/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 32 tỉnh đã có ca bệnh tử vong.

Tường Quyên

Sáng ngày 11/8, đại diện công ty Việt Nam Travel Mart đã trao tặng vật tư hóa chất xét nghiệm COVID-19 cho Ngành Y tế Quảng Nam với tổng trị giá là 300 triệu đồng. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Phòng/ban của Sở Y tế, đại diện công ty Việt Nam Travel Mart.

SYT NHAN QUA TANG AM

Tiếp nhận trao tặng, đại diện Sở Y tế bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc công ty Việt Nam Travel Mart đã kịp thời hỗ trợ vật tư y tế, động viên, san sẻ cùng các cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Cũng tại buổi trao tặng, đại diện công ty Việt Nam Travel Mart đã gửi lời chúc đến lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngành Y tế có thêm nhiều sức khỏe để tiếp tục với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 để cuộc sống sớm trở lại bình thường./.

Thùy An - Ánh Minh

        Chiều ngày 9/8/2021, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương tại 64 điểm cầu cả nước để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có đại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế, CDC.

TRUC TUYEN TIEM VX 09.8
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Quảng Nam

        Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các đơn vị có tỷ lệ tiêm chủng thấp giải trình các nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến tiến độ tiêm chủng thấp, qua đó, đánh giá lại tình hình công tác tiêm chủng trong thời gian qua cũng như đưa ra giải pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong thời gian tới. Tính đến sáng ngày 9/8, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng là 9.405.819 liều, trong đó: tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương tiến độ tiêm còn chậm. Do vậy, đối với những địa phương tỉ lệ tiêm vắc xin thấp so với số lượng vắc xin đã được cấp thì Bộ Y tế sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi, giám sát. Hiện có trên 18 triệu liều vắc xin đã phân bổ về các Bệnh viện, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur, các địa phương để tổ chức tiêm chủng cho người dân.

         Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ rà soát những địa phương, đơn vị nào tiêm vắc xin tỉ lệ thấp, Bộ Y tế sẽ điều chuyển cho các địa phương, đơn vị có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 cao hơn trên tổng số vắc xin đã được phân bổ. Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị không trông chờ, lựa chọn vắc xin, vắc xin về loại nào tiêm loại đó; đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn tiêm chủng theo đúng nguyên tắc 5K + vắc xin; người đứng đầu các cấp, cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch đồng thời, chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai tiêm vắc xin tại địa phương, đơn vị mình./.

Thùy An - Viết Thạnh

Sau khi Bộ Y tế có quyết định phân bổ xe chuyên dụng phục vụ tiêm chủng lưu động vắc xin phòng COVID-19 do công ty Cổ phần ô tô Trường Hải hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 cho 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Chiều 06.8.2021, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đến nhận xe ô tô chuyên dụng phục vụ tiêm chủng vắc-xin lưu động phòng COVID-19 tại Công ty cổ phần ô tô Trường Hải.

xe tiem vx nhan

Đại diện CDC Quảng Nam nhận xe tiêm vắc-xin lưu động tại công ty Cổ phần ô tô Trường Hải 

Xe chuyên dụng tiêm vắc xin lưu động được thiết kế và sản xuất đáp ứng yêu cầu phục vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả tại các vùng có điều kiện đi lại còn khó khăn, đồng thời sử dụng được cho công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Thoạt nhìn, xe chuyên dụng này không khác biệt xe tải thông thường, tuy nhiên, hai bên thùng xe có khả năng nâng lên kèm theo những tấm bạt giúp che nắng, che mưa cho những người đến tiêm chủng hoặc xét nghiệm COVID-19. Đồng thời, đuôi xe lắp bậc lên xuống giúp người dân lên xuống xe dễ dàng hơn.

Cùng lúc đó, phần sàn xe chứa đựng bàn ghế cũng được hạ xuống với các chân đứng giúp tăng độ cứng vững. Những bộ bàn ghế được gắn cố định trên sàn xe và có thể đóng/mở dễ dàng bằng tay. Chiếc xe này sở hữu tổng cộng 4 bàn và 8 băng ghế dài, chia đều 2 bên thân xe, giúp người dân có thể tiêm chủng linh hoạt ngay trên xe, tránh tập trung đông người. Ngoài ra, xe chuyên dụng này còn sở hữu 1 thùng lạnh phía trong để bảo quản các liều vắc xin.

BTV. TTGDSK

Ngày 06/8/2021 Sở y tế Quảng Nam ban hành Kế hoạch số 2043/KH-SYT về Chuyển đổi chức năng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam thành Bệnh viện điều trị COVID-19 và khám, chữa bệnh ngoại trú bệnh lao và bệnh phổi với mục đích: Thành lập Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Cơ sở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam trực thuộc Sở Y tế để đáp ứng yêu cầu thu dung, sàng lọc, cách ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các ca bệnh COVID-19 trên cơ sở chuyển đổi chức năng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, tận dụng cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất và huy động nguồn nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ” trong thời gian sớm nhất để tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu công tác điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

anh BV PHam NGoc Thach QN
Yêu cầu của Kế hoạch: Bệnh viện điều trị COVID-19 và khám, chữa bệnh ngoại trú bệnh lao và bệnh phổi đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện liên quan để triển khai công tác thu dung điều trị tại bệnh viện. Tuân thủ phác đồ điều trị và các quy trình hiện hành liên quan đến công tác cách ly, chăm sóc, điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuân thủ việc thực hiện kiểm soát lây nhiễm, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng. Khẩn trương đưa Bệnh viện điều trị COVID-19 đi vào hoạt động ngay khi có yêu cầu trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, đúng tiến độ và tiết kiệm; phù hợp với các quy định đối với cơ sở điều trị bệnh nhân COVID 19 và tuân thủ các quy định của Pháp luật, quy định của Bộ Y tế.

Trên cơ sở nhân lực hiện có, xác định cụ thể thành phần, số lượng nhân lực cần thiết bổ sung để tiếp tục duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú bệnh lao và bệnh phổi và hoạt động Bệnh viện điều trị COVID-19. Xây dựng phương án cụ thể chuyển đổi các khoa, phòng, bộ phận hiện tại theo phương án bố trí Bệnh viện điều trị COVID-19 theo Kế hoạch đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, cách ly, điều trị, chăm sóc người bệnh. Phối hợp với Phòng Kế hoạch Tài chính tiến hành đặt hàng, tìm kiếm đối tác lắp đặt trang thiết bị, cung cấp vật tư, thuốc, hóa chất, dụng cụ phòng hộ cá nhân... mua sắm để đảm bảo các điều kiện vận hành Bệnh viện. Phối hợp với các đơn vị y tế xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo cho nhân viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Hồi sức cấp cứu, điều trị các bệnh lý nền thường gặp, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải, chăm sóc người bệnh COVID- 19.

BTV. TTGDSK

Chiều ngày 8/6/2021, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam đã trao giấy ra viện cho 3 bệnh sau 10 ngày điều trị COVID-19 và tiếp tục được đưa về nhà cách ly 14 ngày để theo dõi sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. 3 bệnh nhân được xuất viện gồm: BN CTPA (Hội An), BN HTN (Nông Sơn), BN HGH (Nông Sơn).

Bn covid ra vien BV PNT

Bs Nguyễn Thanh Thảo - Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam và bác sỹ điều trị trao giấy xuất viện cho bệnh đã khỏi bệnh
BN CTPA (Hội An) chia sẻ: “Khi vào đây em được các y, bác sỹ điều trị, giúp đỡ rất chu đáo. Hiện tại sức khỏe của em rất tốt. Em rất vui khi được xuất viện, khỏi bệnh nhưng cũng rất xúc động khi phải chia tay các y bác sỹ tại đây. Em cảm thấy biết ơn các bác sỹ rất nhiều”

tien bv COVID khoi benh ra cong

Các Y bác sỹ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tiến bệnh nhân hoàn thành điều trị ra cổng
Bs Phạm Thị Ngọc Trâm - Trưởng khoa Nội C, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam, là một trong những bác sỹ tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết: “Bệnh nhân tại bệnh viện được chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Ban đầu bệnh nhân vào điều trị cảm thấy rất hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe nhưng bên cạnh việc điều trị thì chúng tôi vẫn luôn hỏi han, động viên tinh thần bệnh nhân để họ vượt qua bệnh tật, sớm trở về với gia đình”.

Tính đến 16h chiều nay, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục theo dõi, điều trị cho 102 bệnh nhân COVID-19. Điều đáng mừng là tính từ ngày bắt đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 (27/7) đến nay, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã điều trị khỏi và xuất vện cho 7 bệnh nhân mắc Covid-19./.

Thùy An - Viết Thạnh

 

Sáng nay 05.8, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đồng chí cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý hiện đang nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh. Ts. Bs Mai Văn Mười - GĐ Sở Y tế đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng.

TIEM VX LD TINH HUU

Đồng chí Nguyễn Chín - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đến động viên, thăm hỏi sức khỏe các cán bộ và đội ngũ y bác sỹ thực hiện nhiệm vụ.

          Đợt này, có 491 đồng chí được tiêm theo kế hoạch. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bố trí khu vực tiêm chủng theo nguyên tắc 1 chiều đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Tất cả các đối tượng tiêm đều được đo thân nhiệt, khám sàng lọc, khai thác các thông tin sức khoẻ, nhất là các thông tin liên quan đến tiền sử dị ứng, tiền sử sử dụng thuốc, được tư vấn kỹ trước tiêm chủng. Đồng thời, thực hiện tiêm chủng cũng như bố trí khu vực để giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Trong quá trình tiêm, các cán bộ được thông tin cụ thể về loại vắc xin, liều tiêm và cùng kiểm tra tên thuốc, hạn sử dụng,…

TS MUOI KT TC LD TINH HUU

Ts. Bs Mai Văn Mười - GĐ Sở Y tế đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tiêm.

Sau tiêm, được theo dõi sức khoẻ tại chỗ ít nhất 30 phút, đồng thời được hướng dẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe ở nhà ít nhất 24 giờ đầu và 7 ngày sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Thời gian tổ chức tiêm mũi 1 vào ngày 5.8 và hoàn thành trước ngày 11/8.

Tường Quyên - Thùy An

Chiều ngày 4/8, đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến kiểm tra và làm việc với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Cùng làm việc có Ts.Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19 và lãnh đạo các Sở, Ban ngành liên quan.

a TAN KT BV PHAM N THACH


Đ/c Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến kiểm tra và làm việc với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được chỉ định là cơ sở điều trị COVID-19 thứ 3 của tỉnh Quảng Nam. Bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 từ ngày 27.7, đến nay, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã tiếp nhận, điều trị 83 ca bệnh COVID-19 thể nhẹ và vừa của Quảng Nam. Bệnh viện phân ra làm 5 khu, thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, đúng quy trình một chiều đối với bệnh nhân và nhân viên y tế: tạo cổng phụ, đường bê tông để đưa bệnh nhân ra-vào, khung bảo vệ các cửa, ngăn không cho bệnh nhân đi ra khu vực an toàn,…Về nhân lực, có 3 ê-kip trực thay phiên nhau, mỗi ê-kip gồm 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 hộ lý sẽ làm việc trong 14 ngày.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Văn Tân yêu cầu Bệnh viện đề xuất mua sắm trang thiết bị kịp thời; cơ sở vật chất bố trí cho hợp lý; phân chia ekip trực hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trực; báo cáo nhanh các vướng mắc về Sở Y tế để có hướng xử lý kịp thời ,…

a MUOI PHAT BIEU TAI BV PNT
Ts.Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19 phát biểu tại buổi làm việc
Ts. Bs Mai Văn Mười đề nghị Bệnh viện sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nếu thiếu Sở Y tế sẽ điều động cán bộ các đơn vị về hỗ trợ; tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực để trở thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với năng lực tiếp nhận khoảng 200-300 bệnh nhân theo kế hoạch của Sở Y tế.

ÁNH MINH –VIẾT THẠNH

Mới đây, Bộ Y tế ban hành Công văn 5946/BYT-DP về dự kiến phân bổ vaccine phòng COVID-19 đến hết năm 2021 cho 63 tỉnh/thành, đơn vị, bộ, ngành. Theo đó, dự kiến trong năm 2021, Bộ Y tế phân bổ vaccine đạt tỷ lệ 90% cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó TP. Hà Nội và TP. HCM dự kiến sẽ được phân bổ với tỷ lệ cao nhất là 99%.

Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Mỗi loại vaccine COVID-19 có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh khác nhau.

Sau đây là những thông tin cần biết về một số loại vaccine COVID-19 đang được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam.

XEM TẠI ĐÂY

 

tiem 1 7