Sáng ngày 06/7, Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam phối hợp Sở Y tế tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Nam, các giải pháp ứng phó và ứng dụng Y học cổ truyền trong phòng, điều trị COVID-19, hậu COVID-19”. Tham dự có Bs. CKII Huỳnh Thuận - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, ông Nguyễn Như Chính - UVBCH Trung ương Hội Đông Y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông Y Quảng Nam cùng 80 đại diện Hội Đông Y thuộc 12/18 huyện, thị xã, thành phố và 8 chi hội trực thuộc trên địa bàn.

DONG Y 1

Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề Thực trạng dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Nam, các giải pháp ứng phó và ứng dụng Y học cổ truyền trong phòng, điều trị COVID-19, hậu COVID-19

Theo các thông tin và báo cáo trong nước, dịch COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Phần lớn người mắc COVID-19 đều có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, một số có biểu hiện bệnh hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, sau khi khỏi COVID-19, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài do COVID-19 như: mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, hô hấp (như ho kéo dài, ho khan, khó thở;)… Là chuyên ngành đã có những nghiên cứu sâu và kinh nghiệm, giải pháp đối với ôn dịch, việc vận dụng y học cổ truyền vào trong công tác phòng và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 đã có nhiều kết quả tích cực.

DONG Y 2

Các đại biểu đại diện cho các đơn vị tham gia báo cáo tại Hội thảo

          Hội nghị có sự tham gia báo cáo từ đại diện các đơn vị, các đề tài mang tính thời sự, cập nhật, khoa học và mang tính thực tiễn, chuyên sâu xung quanh lĩnh vực Y học cổ truyền như: Ứng dụng y học cổ truyền trong phòng, điều trị COVID-19, hậu COVID-19; kinh nghiệm điều trị hậu COVID-19 như lấy căn bản làm gốc, triệu chứng làm tiêu, chú tâm vào Tạng Phế, Tỳ, Tâm, Thận, tùy trường hợp mà đưa ra đối pháp phù hợp...; kết quả sử dụng một số phương pháp y học dân tộc để phòng, trị bệnh COVID-19, hậu COVID-19 như sử dụng cây màn màn tím nấu nước để uống, cây Xuyên tâm liên, lá xông giải cảm... ; hỗ trợ điều trị COVID-19 bằng nấm liêm xanh, đông trùng hạ thảo và khí công y võ Quảng Nam; kết quả điều trị giai đoạn hồi phục dịch bệnh COVID-19, ứng dụng cây thuốc nam bản địa để điều trị;...

          Hội thảo là dịp để các thầy thuốc, lương y trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết thể bệnh "ôn dịch",  những ứng dụng y học cổ truyền thiết thực vào phòng và điều trị COVID-19, hậu COVID-19, góp phần vào nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời gian tới đạt hiệu quả cao.

 

Ngày 6/7 Viện Pasteur Nha Trang tổ chức đoàn công tác số 5 gồm: đại diện Viện Viện Pasteur Nha Trang, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để thực hiện kiểm tra, giám sát Sốt xuất huyết tại tỉnh Quảng Nam. Tham dự có Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng các cán bộ chuyên môn liên quan.

HINHPATER

Toàn cảnh buổi làm việc Kiểm tra, giám sát Sốt xuất huyết tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam

Tại buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, đoàn công tác đã nghe báo cáo về tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết tại tỉnh Quảng Nam; thực hiên kiểm tra, giám sát phòng chống Sốt xuất huyết tại huyện Núi Thành. Qua đó, đánh giá tình hình và công tác phòng chống Sốt xuất huyết tại địa phương này thông qua các hoạt động như: kế hoạch phòng chống Sốt xuất huyết; công tác giám sát ca bệnh, véc tơ, huyết thanh, vi rút, xử lý ở dịch; quá trình tổ chức thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy; vai trò của các cấp, huy động các ban ngành đoàn thể tham gia phòng Sốt xuất huyết; công tác truyền thông, tuyên truyền phòng chống Sốt xuất huyết đối với cộng đồng,… 

Hiện nay, tình hình Sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc gia tăng, cùng với thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh Sốt xuất huyết là muỗi và bọ gậy sinh sôi, phát triển; nguy cơ gia tăng các ca bệnh và lan rộng ra nhiều địa phương nếu không có các biện pháp chủ động phòng, chống dịch. Vì vây, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh Sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình./.

Thùy An - Viết Thạnh

 

Sáng ngày 29.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương và giải pháp Bộ Y tế đã triển khai; tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng Kế hoạch phân bổ nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y tế và kiểm điểm tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Quảng Nam có Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế, cùng đại diện các Sở, Ban, Ngành và đơn vị có liên quan tham dự.

TYHH

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Quảng Nam

Qua khảo sát nhanh của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 75% đơn vị được khảo sát báo cáo có tình hình thiếu thuốc. Một số loại thuốc thiếu thường xuyên như: Thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc hướng thần,… Tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hóa chất cũng xảy ra tại một số cơ sở y tế cả tuyến trung ương và địa phương. Nguyên nhân thiếu là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ được thanh tra, kiểm tra, do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị; do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa nhiều biến động, vì vậy, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất khó khăn…

TYUUJ

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Về tiến độ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, hiện cả nước đã triển khai tiêm vắc xin COVID-19 được gần 45 triệu mũi 3 và 3,8 triệu mũi 4. Việc triển khai tiêm vắc xin liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng được triển khai theo lộ trình. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ ở nhóm tuổi này lần lượt là 50,4% và 16,6%. Về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y, Vụ Kế hoạch - Tài chính cũng đã công bố tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan đến việc lựa chọn phân bổ nguồn vốn thuộc chương trình từ tuyến xã đến trung ương.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, báo cáo, làm rõ nguyên nhân tiến độ tiêm vắc xin chậm, tỷ lệ tiêm vắc xin ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa cao, khó khăn trong việc thanh toán bảo hiểm y tế. Đặc biệt phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, …

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu, đối với công tác phòng chống dịch, tiêm vắc xin phòng COVID-19, các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo không để lãng phí vắc xin, đồng thời đề nghị các đơn vị, địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo theo thẩm quyền quản lý nhằm thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về việc mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tất cả vướng mắc nêu tại hội nghị, Bộ Y tế sẽ tiếp thu và cố gắng triển khai kịp thời biện pháp tháo gỡ, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉnh sửa các văn bản thuộc thẩm quyền cho phù hợp trong thời gian tới; ...

 

Theo chỉ đạo của Sở y tế Quảng Nam, trong 3 ngày (27/6 - 29/6) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 cho các lãnh đạo, cán bộ đang làm việc tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh.

tiem M4

 

tiem M4

Nhân viên CDC Quảng Nam đang tiêm Vắc xin mũi 4 cho cán bộ các Sở, ban ngành 

Tại điểm tiêm chủng, quá trình tiêm chủng được thực hiện theo đúng hướng dẫn, đồng bộ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêm chủng, an toàn tiêm chủng và công tác phòng chống dịch COVID-19; đảm bảo không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm; đảm bảo thực hiện nhanh công tác cấp cứu sau tiêm chủng, phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra. Được biết, trong thời gian qua Ngành Y tế đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1,2,3 cho toàn tỉnh là 3.311.524 liều vắc xin, đến nay không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm.

TS 10 tiêm M4

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đi tiêm chủng để báo vệ sức khỏe, phòng COVID-19

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, dù dịch có giảm và nhiều người nhiễm thấy sức khỏe bình thường, không triệu chứng nặng, nhưng ảnh hưởng hậu COVID-19 đang gây ra nhiều triệu chứng, hệ lụy khác nhau liên quan đến tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, cơ xương khớp, nội tiết,… do vậy, mỗi người dân cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 để phòng bệnh hiệu quả./.


Tác giả: Thùy An – Viết Thạnh

 

 

 
 

Chiều ngày 20/6, BS.CKII Dương Ngọc Vinh – Phó Giám đốc Sở Y tế đại diện lãnh đạo Sở công bố quyết định của UBND tỉnh về việc bổ nhiệm có thời hạn chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam cho ông Võ Thôi - Trưởng Khoa Phụ Sản và ông Nguyễn Hữu Trung - Trưởng khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực (ĐKKV) Quảng Nam. Tham dự có lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn,trưởng, phó các khoa phòng Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở Y tế đã công bố Quyết định số 1619/QĐ – UBND ngày 15/06/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh bổ nhiệm ông Võ Thôi - Trưởng Khoa Phụ Sản, giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam; Quyết định 1619/QĐ-UBND ngày 15/06/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Trung - Trưởng khoa Nội tổng hợp giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam. 

ttgnvv

 BS.CKII Dương Ngọc Vinh - Phó Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định bổ nhiệm ông Võ Thôi - Trưởng Khoa Phụ Sản (trái) và  ông Nguyễn Hữu Trung - Trưởng khoa Nội tổng hợp (phải) giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam 

Sau khi trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng, BS.CKII Dương Ngọc Vinh – Phó Giám đốc Sở Y tế ghi nhận những cố gắng, đóng góp của ông Võ Thôi và ông Nguyễn Hữu Trung trong thời gian qua. Trên cương vị mới, mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy tốt phẩm chất đạo đức, nỗ lực hơn nữa, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm tòi để cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ trong đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

 

Chiều ngày 16/6, Bệnh viện Da liễu tỉnh Quảng Nam tổ chức “Hội nghị Khoa học và triển khai kỹ thuật mới trong khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phong, Da liễu – Thẩm mỹ da” do Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội tài trợ. Tham dự có Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu tỉnh Quảng Nam cùng 50 y, bác sĩ chuyên ngành da liễu thuộc các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

ed82a057ba1d7943200c

Bs.CK I. Nguyễn Văn Cầm - Giám đốc Bệnh viện Da liễu phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu được nghe các báo cáo viên đến từ Bệnh viện Da liễu tỉnh Quảng Nam chia sẻ, trình bày về việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong điều trị các bệnh về da. Cụ thể: ứng dụng máy UV toàn thân trong điều trị một số bệnh về da như bệnh vẩy nến, bạch biến, viêm da cơ địa, bệnh da sơ cứng..., các chống chỉ định, tác dụng phụ, cách điều trị cụ thể....; ứng dụng công nghệ laser (như laser CO2, laser ND YAG Q-Switched, laser He-ne, laser xung nhuộm màu PDL,…) trong thẩm mỹ da. Với những kiến thức cập nhật, những kinh nghiệm và hiệu quả điều trị rút ra từ các nghiên cứu thực tế đã được thực hiện tại bệnh viện, tất cả bài báo cáo hấp dẫn đã truyền đạt những thông tin vô cùng hữu ích đến các đồng nghiệp. 

3c3ec12cc56606385f77

Báo cáo viên đến từ bệnh viện da liễu tỉnh quảng nam chia sẻ những ứng dụng công nghệ laser trong thẩm mỹ da

Khép lại nội dung các chuyên đề, Hội thảo càng sôi nổi hơn với phần thảo luận, giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia, và phần giới thiệu sản phẩm từ công ty CPC1. Hội thảo được xem là cơ hội tốt để các y, bác sĩ chuyên ngành Da liễu gặp gỡ, giao lưu, cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, cập nhật những xu hướng, công nghệ điều trị mới. Đồng thời nâng cao chất lượng chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh Phong – Da liễu, Thẩm mỹ da, ứng dụng thành công tại cơ sở, mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.

4e72e701e84b2b15725a

d46d2fd92e93edcdb482

7b14710f7145b21beb54

70c5f4bef4f437aa6ee5

Một số hình ảnh điều trị các bệnh về da tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Quảng Nam

 

Sáng ngày 14/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2022 với chủ đề “Triệu trái tim, chung nhịp đập - Hiến máu cứu người”. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo cùng 68 gương hiến máu tình nguyện tiêu biểu trên toàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Quảng Nam ghi nhận những kết quả đạt được trong phong trào hiến máu tình nguyện thời gian qua. Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Ngành Y tế, vận động các tình nguyện viên tham gia hiến máu cứu người. Theo thống kê của Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Nam, mỗi năm, Quảng Nam tiếp nhận trên 15.000 đơn vị máu, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo đã vận động hiến máu và tiếp nhận được 7.810 đơn vị máu, đạt 120% so với chỉ tiêu đề ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn mong muốn thời gian đến, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện toàn tỉnh tiếp tục thực hiện các đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hiến máu tình nguyện, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; Tập trung xây dựng lực lượng tham gia hiến máu dự bị, ngân hàng máu sống, các câu lạc bộ hiến máu để đáp ứng kịp thời nguồn máu cấp cứu, điều trị cho người bệnh và khi có thiên tai, thảm hoạ xảy ra. 

13

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao quà và khen thưởng cho các cá nhân hiến máu tiêu biểu năm 2022

14

Toàn cảnh buổi lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện năm 2022

Tại buổi lễ, có 68 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu đã được tôn vinh. Trong đó, có 1 gia đình, 1 cá nhân hiến máu 30 lần được nhận bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam; 7 gia đình được nhận 22 phù hiệu hiến máu từ Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện; 6 gia đình, 14 cá nhân hiến máu từ 14 lần trở lên được nhận bằng khen của UBND tỉnh; 5 cá nhân và 41 gia đình được nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện từ Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Nam./.

 

Chiều 10/6, Bệnh viện (BV) Mắt Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về Nhãn khoa”. Tham dự có BS. CKII. Dương Ngọc Vinh - PGĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, PGS. TS Nguyễn Quốc Đạt, Giám đốc Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, lãnh đạo và các cán bộ chuyên khoa Mắt thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, TTYT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. 

MAT

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về Nhãn khoa”

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia đầu ngành báo cáo các đề tài khoa học chuyên sâu xung quanh lĩnh vực nhãn khoa như: Thoái hóa hoàng điểm tuổi già chẩn đoán và cập nhật điều trị từ nghiên cứu đến thực tiễn lâm sàng; Sức mạnh không chất bảo quản kiểm soát nhãn áp toàn diện; Giải pháp điều trị đục thủy tinh thể Zeiss Cataract workflow;  POAG – Khởi đầu điều trị;… Ngoài ra, các đại biểu cũng tham gia thảo luận sôi nổi về những thách thức trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhãn khoa hiện nay, đồng thời trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về Mắt.

Buổi sinh hoạt được tổ chức định kì là dịp để các bác sĩ chuyên ngành Nhãn khoa cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế tham gia công tác chăm sóc mắt trên địa bàn Quảng Nam. Nhiều báo cáo chuyên đề trình bày tại hội thảo khá thiết thực, góp phần giúp các y, bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên ngành Mắt làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe người dân tại địa phương.

 

Ngày 27.5, tổ chức The Fred Hollows Foundation (FHF) phối hợp cùng với Bệnh viện Mắt Quảng Nam tổ chức buổi truyền thông chăm sóc mắt và khám mắt miễn phí cho giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Atiêng, huyện Tây Giang. 

TT KHAM MAT

Bác sỹ Bệnh viện Mắt đang thực hiện truyền thông phòng các bệnh về Mắt cho học sinh xã Atieng, Tây Giang

Tại đây, giáo viên và học sinh của trường được các bác sĩ Bệnh viện Mắt Quảng Nam truyền tải những nội dung cơ bản về cách phát hiện các bệnh về mắt, cách chăm sóc mắt như: các bệnh lý về mắt; tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc đôi mắt; các tật khúc xạ học đường; hướng dẫn cách phòng tránh; cách tự kiểm tra thị lực để nhận biết các bệnh lý về mắt. 

TT MAT

Bác sỹ đang khám mắt cho học sinh

Ngay sau buổi truyền thông, 20 giáo viên cùng 100 em học sinh được khám sàng lọc, đo thị lực để phát hiện tật khúc xạ và một số bệnh lý về mắt. Những trường hợp thị lực không bình thường hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý về mắt sẽ được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị.  Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về cách phòng, chống các bệnh về mắt, từ đó giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận các dịch vụ về khúc xạ và được đeo kính đúng, phù hợp để bảo vệ mắt.  

 

Ngày 26/5/2022, đoàn công tác Vụ Tổ chức cán bộ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế do Ts. Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế Quảng Nam về việc thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có trụ sở trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có Ts. Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế; các đồng chí là lãnh đạo Sở, đại diện các phòng, ban chuyên môn Sở Y tế. 

TTH

Ts. Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộlàm việc với Sở Y tế Quảng Nam về việc thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có trụ sở trên địa bàn tỉnh

    Tại buổi làm việc, đại diện Sở Y tế thông tin đến Đoàn công tác về tình hình hoạt động, mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; thực trạng và vai trò của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đối với công tác y tế ở địa phương; sự tham mưu, phối hợp, hợp tác, quản lý của Sở Y tế đối với hoạt động của bệnh viện;... Ngoài ra, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, phân tích tác động của việc sáp nhập Bệnh viện tuyến trung ương có trụ sở trên địa bàn với bệnh viện tuyến trung ương khác, hoặc chuyển về cho UBND tỉnh quản lý, cũng như các đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để đảm bảo thuận tiện hơn trong hoạt động của bệnh viện. 

          Đoàn công tác ghi nhận các ý kiến đóng góp hữu ích từ các đại biểu tham dự làm cơ sở bổ sung, điều chỉnh, đề xuất với Bộ Y tế, các Vụ/Cục có liên quan trong việc sắp xếp, quản lý các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong giai đoạn mới, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện, tránh lãng phí nguồn lực. 

 

Trong 2 ngày 25-26/5/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Cán bộ dự án MOMENTUM tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức các Lớp tập huấn Thực hành tốt bảo quản vắc xin cho cán bộ y tế các tuyến trên địa bàn tỉnh.  Đây cũng là một trong các hoạt động dự án MOMENTUM do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Bs. CKII Huỳnh Thuận - PGĐ Sở Y tế dự và phát biểu chỉ đạo.

aa31f6730b07cb599216

Bs. CKII Huỳnh Thuận - PGĐ Sở Y tế Quảng Nam phát biểu tại Lớp tập huấn Thực hành tốt bảo quản vắc xin

0fc10fe60c90ccce9581

Ths. Hoàng Tiến Thanh - Trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Viện Pasteur Nha Trang truyền đạt kinh nghiệm tại lớp tập huấn Thực hành tốt bảo quản vắc xin 

Tại lớp tập huấn, các học viên được các giảng viên giới thiệu các văn bản Quy định hiện hành về bảo quản vắc xin, các tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản vắc xin (GSP) theo Thông tư số 36/2018/TT-BYT; kiến thức về an toàn tiêm chủng; hệ thống dây chuyền lạnh và nguyên tắc bảo quản vắc xin; thực hành sử dụng, vận hành dây truyền lạnh, bảo quản vắc xin COVID-19; hướng dẫn cách xây dựng các quy trình thực hành chuẩn về bảo quản vắc xin; xây dựng hồ sơ tổng thể đáp ứng GSP và tự đánh giá thực hiện GSP theo bảng kiểm đối với cơ sở tiêm chủng;… Sau phần lý thuyết, các học viên được thực hành sắp xếp vắc xin trong Dây chuyền lạnh, sử dụng các thiết bị theo dõi nhiệt độ; Hướng dẫn bảo quản vắc xin trong phích vắc xin, hòm lạnh, tủ lạnh;  Xây dựng các quy trình (SOP) thực hành tốt bảo quản vắc xin; Xây dựng hồ sơ tổng thể đáp ứng GSP cho các đơn vị; Thăm quan và đánh giá kho vắc xin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

Lớp tập huấn nhằm giúp các học viên nâng cao năng lực, cập nhật, nắm bắt sâu các nguyên tắc, kĩ thuật để thực hành tốt bảo quản vắc xin đặc biệt là vắc xin COVI-19, đồng thời cập nhật các kiến thức mới, được tiếp cận các tài liệu về “Hướng dẫn thực hành tốt bảo quản vắc xin,” được xây dựng dựa trên các văn bản quy định của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về công tác tiêm chủng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vắc xin.

thfhvnhfoifv

Viện Pasteur Nha Trang, cán bộ dự án MOMENTUM đã phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn Thực hành tốt bảo quản

vắc xin tại Quảng Nam ngày 25-26/5/2022

Thông qua lớp tập huấn này, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho rằng những hỗ trợ từ USAID và Tổ chức PATH thông qua dự án MOMENTUM với các hoạt động rất cần thiết và hiệu quả cho địa phương góp phần đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.