Năm 2019, Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam thành lập trên cở sở sát nhập 5 trung tâm y tế tuyến tỉnh. Đến nay cơ bản về công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, biên chế tại các khoa, phòng tương đối ổn định, đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch của Trung tâm.
Cơ cấu tổ chức, Trung tâm có 16 Khoa, Phòng chức năng, 155 CBVC và người lao động đang làm việc và thực hiện chức năng được giao: tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, năm 2019 Trung tâm đã đạt được những kết quả khả quan. Công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, năm 2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không xảy ra các loại dịch nguy hiểm như cúm A/H5N1, tả, dịch hạch, liên cầu lợn, Zika. Hầu hết số mắc 28 bệnh truyền nhiễm đa số đều giảm so với cùng kỳ năm 2018, có 5 loại bệnh số mắc tăng: sốt xuất huyết, sốt rét, bạch hầu, bệnh dại và sởi. Năm 2019, bệnh Sốt xuất huyết ghi nhận 11.429 tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2018 tuy nhiên không xảy ra tử vong. Công tác phòng bệnh sốt rét, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các TTYT huyện giám sát 196 đợt/507 điểm về tình hình SR ở các xã trọng điểm, các xã có đường biên giới chung với nước bạn Lào, đặc biệt chú trọng các xã có tình hình sốt rét phức tạp thuộc huyện Nam Trà My, huyện Nam Giang, huyện Phước Sơn. Năm 2019, bệnh nhân sốt rét tăng 21% so với năm 2018, nhưng không có trường hợp BNSR ác tính, tử vong. Các bệnh như Sởi, Tay chân miệng,… giảm so với cùng kỳ năm 2018, xảy ra rãi rác chưa phát hiện ổ dịch. Bệnh Bạch hầu Ghi nhận 05 trường hợp mắc bạch hầu tại huyện Duy Xuyên. Trung tâm đã đã khẩn trương phối hợp thực hiện điều tra và triển khai các biện pháp phòng chống nhằm ngăn chặn bệnh bạch hầu lây lan trong cộng đồng,...
Năm 2019 cũng là năm trung tâm đẩy mạnh triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm. Trung tâm đã tổ chức khám sàng lọc phát hiện 2.196 người dân mắc tăng huyết áp (THA) để đưa vào chương trình quản lý bệnh nhân THA tại địa phương. Hoạt động phòng, chống Bệnh đái tháo (ĐTĐ) đường khám phát hiện 267 cas ĐTĐ, 1.177 người tiền ĐTĐ để tư vấn điểu trị và tư vấn hướng dẫn kiểm tra đường máu mỗi 3 tháng/lần. Tổ chức Giám sát chất lượng muối, gia vị mặn khác tại Hộ gia đình để phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt. Chương trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, tổng số phụ nữ được khám phụ khoa 6.946 người, VIA (+) không phát hiện trường hợp nào, tế bào âm đạo phát hiện 05 ca nghi ngờ ASCUS, được tư vấn khám chuyên sâu để điều trị.
Công tác tiêm chủng mở rộng và giám sát bệnh trong TCMR: Tỷ lệ TCĐĐ đạt 92,1%, thấp hơn so với năm 2018 (93,6%) do một số yếu tố khách quan. Để duy trì và mở rộng độ bao phủ vắc xin, trung tâm đã thực hiện giám sát các hoạt động trong tiêm chủng mở rộng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch tại các buổi tiêm chủng Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, duy trì sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo quy định, lên kế hoạch và thực hiện giám sát tích cực bệnh truyền nhiễm trẻ em tại các bệnh viện trên địa bàn.
Các hoạt động Chăm sóc sức khỏe sinh sản, hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em cũng được đẩy mạnh và đạt được các kết quả khả quan.
Công tác phòng chống HIV/AIDS, năm 2019 số người nhiễm HIV tăng hơn so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên số người tử vong do HIV/AIDS giảm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1% dân số (Trung ương 0,3%). Một điểm sáng trong phòng chống HIV đa phần người bệnh biết tình trạng sức khoẻ và chủ động đến cơ sở y tế để xét nghiệm HIV và phát hiện qua truyền thông, cán bộ y tế, các cơ sở y tế,… Công tác phòng chống HIV đang được đẩy mạnh trong đó đặc biệt chú trọng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, hiện tại đang có 486 người nghiện chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng Methadone.
Năm 2019 cũng là năm hoạt động truyền thông y tế được đẩy mạnh, trung tâm tiếp tục duy trì các biện pháp truyền thông hiệu quả: truyền thông trực tiếp; truyền thông gián tiếp trên sóng phát thanh truyền hình Quảng Nam, báo viết, truyền thông trực quan, truyền thông qua fanpage, trang thông tin điện tử,… Các nội dung tuyên truyền chủ yếu về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, phòng các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, thông tin về các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Tiếp tục duy trì, củng cố mạng luới truyền thông từ tỉnh đến cơ sở để đẩy mạnh các hoạt động truyền thông.
Để đẩy mạnh hoạt động, tăng nguồn thu cho đơn vị, trung tâm còn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn dịch vụ: hoạt động Sức khỏe môi trường - Y tế trường học, phòng chống Bệnh nghề nghiệp, Kiểm dịch Y tế biên giới, Dược- Vật tư y tế, Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh. Đặc biệt là hoạt động Phòng khám đa khoa, lãnh đạo trung tâm đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh, không để xảy ra sai sót trong chuyên môn hay đơn thư khiếu nại của người bệnh. Luôn kịp thời khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng để phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn. Kết quả đạt được năm 2019 là 6487 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị.
Tuy năm đầu hoạt động, dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, sự phối hợp với các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể trên mọi phương diện tạo điều kiện cho công tác dự phòng, kiểm soát bệnh tật được hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh cũng như các hoạt động khác,…
Trong năm tới, 2020 Trung tâm sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động, phấn đấu hoàn thanh mục tiêu: chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng; khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; quản lý các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp; nâng cao tỷ lệ suy dinh dưỡng, chống thấp còi ở trẻ em. Góp phần cùng ngành ngành y tế thực hiện thắng lợi các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, bạo hành taị nơi làm việc có thể xảy ra ở tất cả các ngành nghề, y tế có tỷ lệ cao, chiếm 25% tổng số bạo hành nơi làm việc. Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê có các nhóm yếu tố liên quan đến tình trạng bạo hành tại bệnh viện như: từ phía người bệnh (người nghiện rượu, ma túy, rối loạn tâm thần…); từ phía người cung cấp dịch vụ y tế (liên quan đến vấn đề về kinh nghiệm chuyên môn, cách ứng xử, thái độ với người bệnh/người nhà bệnh nhân…); từ phía tổ chức khám chữa bệnh (công việc quá tải, áp lực công việc từ các khoa cấp cứu, bầu không khí và môi trường làm việc…); từ cộng đồng xung quanh và từ yếu tố môi trường xã hội… Trên thực tế trong thời gian qua, dư luận cả nước nhất là các cán bộ nhân viên ngành Y tế rất bức xúc trước vấn đề tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở một số bệnh viện lớn xuất hiện tình trạng bất ổn về an ninh, trật tự. Nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân, thậm chí là người bệnh đã đe dọa, hành hung cán bộ y tế ngay tại nơi khám, cấp cứu. Có không ít trường hợp nhân viên y tế đã phải nhập viện điều trị vì bị người bệnh/ người nhà bệnh nhân bạo hành …
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, số vụ việc xảy ra trong năm 2017-2018 nhiều hơn so với các năm trước đây. Năm 2017 xảy ra 13 vụ, nhiều hơn so với tổng số 12 vụ xảy ra trong cả 3 nắm 2014, 2015, 2016; và so với tổng số 10 vụ trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013. Tất cả các vụ việc xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tuyến Trung ương chiếm 20%.
Phần lớn đối tượng bị tấn công là các bác sĩ (chiếm khoảng 70%) và điều dưỡng (khoảng 15%). Có tới 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân và 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà. Riêng năm 2018, đã xảy ra 3 sự việc nghiêm trọng bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung, mới nhất là sự kiện BS Vũ Hồng Chiến ở BVĐK Xanh Pôn bị người nhà bệnh nhi đánh vào mặt khi đang hướng dẫn, giải thích quy trình …
Trước thực trạng trên, để thắt chặt sự phối hợp giữa hai ngành Y tế – Công an trong đảm bảo an ninh trật tự bệnh viện, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thảo luận và ký Quy chế phối hợp.
Theo đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động phối hợp với cơ quan Công an thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; hướng dẫn cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bản Quy chế phối hợp cũng nêu rõ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe và danh dự của nhân viên y tế; chủ động thông báo cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Công an cấp xã (xã, phường, thị trấn, đồn công an) và chính quyền địa phương tình hình an ninh, trật tự tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xác định nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm. Qua đó làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật đạt hiệu quả. Khi xảy ra vụ, việc có tính chất khẩn cấp, phức tạp về an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ … đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh thì chủ động giải quyết ban đầu các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự; đồng thời thông báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh qua số điện thoại khẩn cấp 113 và số điện thoại đường dây nóng của Công an địa phương để được ngăn chặn, giải quyết kịp thời….
Về phía Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Quy chế phối hợp nêu rõ Cục có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý và giải quyết ban đầu các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 và số điện thoại đường dây nóng của Công an địa phương. Bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên bảo đảm an ninh, trật tự; tăng cường cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc Trung ương, các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh…
Sự kiện diễn ra trước dịp Tết nguyên Đán Kỷ Hợi sẽ giúp cho hàng vạn lượt cán bộ y tế trực cấp cứu yên tâm hơn trong công tác cứu chữa người bệnh.