Chiều nay 10.07, CDC Quảng Nam tổ chức Hội đồng tự đánh giá đề tài Khoa học & Công nghệ cấp tỉnh: “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh; trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam; trường Đại học Đà Nẵng cùng Lãnh đạo và các Khoa, phòng có liên quan thuộc CDC Quảng Nam.

f1046bcdba2a6a74333b

            Tại đây các đại biểu được nghe giới thiệu chung về bệnh giun móc/mỏ; tình hình nhiễm giun móc/mỏ trong nước và thế giới; các nghiên cứu về bệnh giun móc/mỏ trong và ngoài nước; thiếu máu ở phụ nữ ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai; đối tượng và phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu về thực trạng, một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ sinh đẻ tỉnh Quảng Nam; hiệu quả can thiệp của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng chống bệnh giun móc/mỏ;…

            Đồng thời các đại biểu đã cùng nhau trao đổi các vấn đề về nghiên cứu, đóng góp các ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài Khoa học & Công nghệ cấp tỉnh: “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”. Qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm góp phần nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun móc/mỏ trong cộng đồng.

Viết Thạnh

Sáng 06/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực triển khai giám sát các hoạt động hoạt Truyền thông Y tế năm 2023. Tham dự có, đại diện Lãnh CDC Quảng Nam và cán bộ phụ trách công tác truyền thông Y tế tại 18Trung tâm Y tế huyện/ thị xã/ thành phố trên địa bàn tỉnh.

chi van

Đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam phát biểu khai mạc lớp tập huấn Nâng cao năng lực triển khai giám sát các hoạt đông truyền thông y tế năm 2023.


Phát biểu khai mạc, đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam đánh giá cao kết quả đạt được của công tác truyền thông tại các tuyến trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh vai trò của truyền thông viên trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nói chung và truyền thông, giáo dục sức khỏe trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 nói riêng, có tác động đến hiệu quả của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tại buổi tập huấn, các học viên được hướng dẫn một số nội dung: Kĩ năng giám sát, đánh giá trong công tác truyền thông y tế; Phương tiện và phương pháp truyền thông; Các nội dung truyền thông; Kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh; Thực hành viết tin, bài và trình bày kết quả.

Dịp này, các học viên cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động và mong muốn trong thời gian đến sẽ được hỗ trợ thêm nguồn tài liệu truyền thông y tế và kinh phí để triển khai hoạt động thuận lợi và tốt hơn.

Anh Thư

Sáng 16/6, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến nghe thông tin thời sự và định hướng tuyên truyền. Tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam có hơn 60 đảng viên thuộc Chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam và Chi bộ Trung tâm Giám định pháp y tham dự.

TIN1

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến nghe thông tin thời sự và định hướng tuyên truyền sáng 16/6

Tại Hội nghị, bằng hình thức trực tuyến các đồng chí đảng viên được thông tin nhanh về việc gây mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; nghe báo cáo chuyên đề  “Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh; chuyên đề “Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai  mới” và được định hướng tuyên truyền trong thời gian đến. 

Qua hội nghị, các đồng chí đảng viên sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình thời sự về tình hình thời sự trong nước và thế giới, góp phần đẩy mạnh việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. 

Ánh Minh

Nhằm mục đích cung cấp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về bản chất, mục đích, ý nghĩa, kết quả, bài học trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua và những chủ trương, quan điểm, phương châm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay.
       Từ đó thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội - “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và người lao động vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta; giúp các ngành, các cấp, các địa phương, các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và nhân dân nắm vững, quán triệt và triển khai có hiệu quả công tác quan trọng này,
Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2023.
        Tác phẩm là cẩm nang trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vấn đề rất cốt lõi để xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thể hiện nhuần nhuyễn phương châm: kết hợp đồng bộ giữa “xây” và “chống”; giữa đẩy lùi và ngăn chặn từ sớm, từ xa; giữa xử lý nghiêm minh và phòng ngừa, giáo dục; giữa xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và cán bộ gắn liền với chống suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; giữa quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế.
Tác phẩm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là sự tổng kết thực tiễn phong phú rút ra những vấn đề có tính lý luận và các bài học kinh nghiệm quý để củng cố thêm bản lĩnh, sức mạnh và niềm tin; định hướng giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.
         Tác phẩm thể hiện quan điểm xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Đảng ta về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nội dung những chỉ đạo này được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sinh động, thể hiện sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết phục của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo, góp phần làm sáng rõ bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

ad92630b15bdcbe392ac
I. Nội dung cốt lõi của tác phẩm
Nội dung Tác phẩm gồm 623 trang, 111 hình ảnh minh họa, được trình bày theo phong các cách báo chí, hiện đại, chia thành 3 phần (Phần thứ nhất, có tiêu đề: “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”; Phần thứ hai, có tiêu đề: “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc”; Phần thứ ba, có tiêu đề: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”).
1. Phần thứ nhất “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam” (từ trang 11 đến 206);
Gồm 01 bài viết tổng quan, 04 phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (năm 2014, 2018, 2020, 2022) và trích các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo (từ năm 2013 - 2022).
Nội dung tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề có tính lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
- Tham nhũng, tiêu cực là gì? tác hại ra sao? vị trí, vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phạm vi, nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó cần nhấn mạnh: (1) Tham nhũng, tiêu cực là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”; (2) Tham nhũng là một trong những nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam; uy hiếp sự tồn vong của chế độ; làm mất niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng; (3) Phòng là cơ bản, lâu dài, chống là cấp bách, trước mắt; (4) Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; (5)Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; (6) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhung, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
- Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực; “không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày”; đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”. Từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong 10 năm qua
- Làm rõ 04 kết quả nổi bật: về phát hiện, xử lý ; xây dựng, hoàn thiện thể chế ; công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng văn hóa liêm chính; mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế.
- Đúc rút 08 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: (1) Biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế, nói đi đôi với làm; (2) Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; (3) Chú trọng công tác cán bộ; (4) Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm; (5) Tăng cường kiểm soát quyền lực; (6) Phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng; (7) Gắn phòng, chống tham nhung với xây dựng Đảng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; (8) Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm, tình hình ở Việt Nam.
Ba là, chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực thời gian tới:
- Chỉ ra 05 nhiệm vụ, giải pháp căn bản: (1) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; (2) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế; (3) Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; (4) Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham những; (5) Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sạch, vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.
- Chỉ ra 05 vấn đề cấn lưu ý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: (1) Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải đúng vai, thuộc bài; (2) Hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, tiêu cực; (3) Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; (4) Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; (5) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

tp3
2. Phần thứ hai “Nhất quán phương châm: phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” (từ trang 207 đến 522)
Gồm tuyển chọn 22 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Nội dung tập trung làm rõ:
Một là, Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng:
(1) Bản chất của Đảng; (2) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, liêm khiết; (4) Chống tham nhũng, tiêu cực; (5) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Hai là, Việc “Rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa” của cán bộ, đảng viên:
(1) Chỉ ra các biểu hiện, hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên: sợ trách nhiệm, móc ngoặc, tham ô, làm xiếc, một sự thật nhức nhối,...; (2) Chỉ ra giá trị đích thực của người cán bộ, đảng viên: uy tín, mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín, cái làm nên uy tín của đảng viên; (3) Khẳng định chân lý: Suy cho cùng mọi thành bại đều do con người; sự nghiệp cách mạng thành bại cũng chủ yếu do cán bộ, đảng viên. Từ đó nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực, trình độ.
Ba là, Thông điệp rút ra:
Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên để trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực.
3. Phần thứ ba “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” (từ trang 523 đến 619)
Tập hợp, chọn lọc 62 ý kiến của các tầng lớp nhân dân, 10 ý kiến của đại biểu Quốc hội và 24 ý kiến của các chính khách, học giả, bạn bè quốc tế, thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của cán bộ, đảng viên, nhân dân, sự ghi nhận, ủng hộ của bạn bè quốc tế về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
- Các ý kiến tập trung vào các nội dung:
(1) Khẳng định vai trò to lớn và uy tín rất cao của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (2) Bày tỏ sự tin tưởng, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư; (3) Mong muốn, đòi hỏi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không dừng, không nghỉ mà phải kiên quyết, kiên trì chống “giặc nội xâm” đến cùng.
- Các ý kiến tiếp tục khẳng định:
“Quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung, hành động chung của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và cả bạn bè quốc tế”.
II. Giá trị tác phẩm
(1) Tác phẩm là cẩm nang trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - vấn đề cốt lõi để xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; thể hiện phương châm kết hợp đồng bộ giữa “xây” và “chống”, giữa đẩy lùi và ngăn chặn từ sớm, từ xa; giữa xử lý nghiêm minh với phòng ngừa, giáo dục; giữa xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ gắn liền với chống suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, giữa quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, của toàn Đảng và hệ thống chính trị với sự đồng thuận và ủng hộ của Nhân dân và bạn bè quốc tế.
(2) Tác phẩm là sự tổng kết thực tiễn phong phú rút ra từ những vấn đề có tính lý luận và các bài học kinh nghiệm quý để củng cố thêm bản lĩnh, sức mạnh và niềm tin, định hướng giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.
(3) Tác phẩm khẳng định thành tựu và ý nghĩa to lớn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nhũng năm qua với vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, khoa học, bài bản, chắc chắn, hiệu quả. Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động, giải pháp cơ bản để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng, chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, đã đúc kết, rút ra những bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, trong đó, nhiều nội dung đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(4) Tác phẩm cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm; sự kiên trì đấu tranh không ngưng nghỉ; sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; cho thấy tầm nhìn, sự nhất quán cùng những trăn trở, suy nghĩ của đồng chí Tổng Bí thư để có các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả.
(5) Tác phẩm khẳng định niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội, chính khách, học giả nước ngoài với quyết tâm của Đảng và những chỉ đạo hiệu quả của đồng chí Tổng Bí thư trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.

 

 

Ngày 17-18/04, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn giảng viên về một số phương pháp và kỹ năng chính trong đào tạo, lồng ghép thực hành tiêm chủng, truyền thông và cập nhật kiến thức về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi kết hợp tiêm chủng thường xuyên. Tham dự có, BS. Kim Thúy Oanh- Cố vấn về bệnh truyền nhiễm, Cơ quan Phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ; Ths. Hoàng Tiến Thanh - Viện Pasteur Nha Trang; TS. Nguyễn Tuyết Nga, TS.Thẩm Chí Dũng - Tổ chức PATH; TS.Bs.Nguyễn Văn Văn- Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; Ts.Bs.Trần Văn Kiệm- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam; đại diện bệnh viện Phụ sản- Nhi và 18 trung tâm y tế (TTYT) huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Quảng Nam.

toan canh ht

Ts.Bs. Nguyễn Văn Văn- Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn giảng viên về một số phương pháp và kỹ năng chính trong đào tạo, lồng ghép thực hành tiêm chủng, truyền thông và cập nhật kiến thức về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi kết hợp tiêm chủng thường xuyên

Phát biểu khai mạc, Ts.Bs. Nguyễn Văn Văn nhấn mạnh hiện nay tình hình dịch COVID-19 đang có xu hướng tăng trở lại, tỉ lệ tiêm chủng ở trẻ em độ tuổi 5-12 tuổi còn thấp, bên cạnh đó là những thông tin sai lệch, nhận thức của người dân về vắc xin chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng tiêm chủng chưa đạt hiệu quả ở mũi 2 và mũi nhắc lại. Vì vậy cần tăng cường công tác truyền thông trực tiếp, gián tiếp lồng ghép với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tiêm chủng thường xuyên để đầy lùi dịch bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn và cập nhật tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi, kết hợp tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; Cập nhật, sử dụng một số vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên, tổ chức tiêm chủng, bảo quản vắc xin; Cập nhật Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em thay thế cho Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019; Quản lý AEFI cho trẻ dưới 12 tuổi, thống kê báo cáo, giám sát hỗ trợ cho tuyến tỉnh và huyện; Một số phương pháp và kỹ năng chính trong đào tạo người lớn lồng ghép thực hành tiêm chủng, truyền thông, bảo quản và khắc phục sự cố thường gặp của dây chuyền lạnh tuyến xã; Hướng dẫn và thống nhất kế hoạch hoạt động, sử dụng các công cụ, biểu mẫu báo cáo của dự án MOMENTUM 2.

Qua buổi tập huấn, các đại biểu sẽ cùng thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và thống nhất kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án./.

Tác giả: Anh Thư - Ánh Minh

Từ ngày 20 - 24/3/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn tư vấn, dược về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone) cho gần 30 cán bộ làm công tác tư vấn, dược về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở cấp phát thuốc và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam. 

af5ae54a61b1bcefe5a0

TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam giảng dạy tại buổi tập huấn tư vấn, dược về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone)
Tại buổi tập huấn, các học viên được báo cáo viên giới thiệu về ma túy và chương trình điều trị thay thế bằng Methadone; Tổng quan về hệ thống quản lý thuốc methadone; Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất gây nghiện và methadone; Nghiện ma túy, điều trị nghiện bằng thuốc; Các giai đoạn thay đổi hành vi và phỏng vấn tạo động lực; Tư vấn tuân thủ điều trị; Liệu pháp dự phòng tái nghiện và các kỹ năng tư vấn…Ngoài ra các học viên còn học thực hành tại cơ sở điều trị Methadone.

Sau lớp tập huấn này, các học viên sẽ nắm vững các văn bản pháp luật về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; cũng như các loại ma tuý khác theo quy định; quy trình vận hành của một cơ sở điều trị cũng như chức năng, nhiệm vụ hoạt động của cơ sở; có kiến thức tốt về chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ làm công tác dược và tư vấn về điều trị nghiện bằng thuốc Methadone.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh ta có 01 cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; 05 cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại huyện Tiên Phước, huyện Phước Sơn, huyên Quế Sơn, huyện Thăng Bình và thị xã Điện Bàn. Số bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị Methadone trên toàn tỉnh là 475.

Tác giả: Ánh Minh - Viết Thạnh

Trong 02 ngày (05 - 06/12), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thành phố Hà Nội.

7f8003c53319ea47b308
Dự điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Dự điểm cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam có đồng chí Trần Văn Kiệm - Bí thư chi bộ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, đồng chí Lộ Văn Hùng - Bí thư Chi bộ Bệnh viện mắt, đồng chí Lê Văn Toàn - Bí thư chi bộ Trung tâm giám định pháp y, các đồng chí cấp ủy và đảng viên của 3 Chi bộ tham dự.
Trong thời gian 2 ngày, các đại biểu được học tập, quán triệt, các chuyên đề gồm: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”; “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”

725096f4f024297a7035
Những nội dung được truyền đạt tại hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy các cấp. Với tinh thần, trách nhiệm cao, các đồng chí nắm vững những nội dung cốt lõi, điểm mới trong văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện để sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống; gắn tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết với đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc, góp phần thiết thực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.


ÁNH MINH –TƯỜNG QUYÊN

Ngày 01/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát và các hoạt động truyền thông Y tế cho cán bộ làm công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố. BS.CKI Huỳnh Công Quang - Phó giám đốc CDC Quảng Nam dự và phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

123e9f8a11bec8e091af

BS.CKI Huỳnh Công Quang - Phó giám đốc CDC Quảng Nam dự và phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Tại buổi tập huấn, 36 học viên được tập huấn các nội dung như: quy trình giám sát, đánh giá trong công tác truyền thông Y tế; các kỹ năng truyền thông; truyền thông nguy cơ; kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh; thực hành viết tin, bài và trình bày kết quả. Sau mỗi nội dung được tập huấn, các học viên đã thảo luận, chia sẻ hiệu quả của buổi tập huấn, những thiếu sót về kỹ năng giám sát, đối tượng và phương pháp giám sát; làm thế nào để kỹ năng viết tin, bài, chụp hình để đạt hiệu quả tuyên truyền; chiến lược truyền thông nguy cơ,…

Được biết, trong nhiều năm qua, công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe ở các tuyến đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh nhà. Tuy nhiên, công tác truyền thông đến nay vẫn chưa được quan tâm để phát huy hết hiệu quả tuyên truyền đến với người dân. Thông qua những buổi tập huấn này, sẽ góp phần giúp các cán bộ phụ trách công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến dưới có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để phát huy tốt vai trò, hiệu quả của công tác Truyền thông, góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng trong thời gian tới./.

Thùy An - Viết Thạnh

Trong 2 ngày từ 29 – 30/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức lớp tập tuấn “Nâng cao năng lực chuyên môn về phòng, chống bệnh Dại” cho đội ngũ cán bộ Y tế trên địa bàn tỉnh. Tham dự có Th.s Võ Trung Hoàng – Phó Giám đốc Trung tâm CDC Quảng Nam, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng các cán bộ, chuyên viên y tế trên địa bàn tỉnh.

4a932e18ee04375a6e15

          Tại lớp tập huấn báo cáo viên từ CDC Quảng Nam cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã truyền tải cho các học viên các nội dung về tình hình bệnh Dại trên thế giới, Việt Nam và tại tỉnh Quảng Nam; ảnh hưởng của bệnh Dại; một số khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống bệnh Dại ở người; các giải pháp, đề xuất trong phòng, chống bệnh Dại; giám sát, kiểm soát bệnh Dại trên người; lấy mẫu trên người, trên động vật; đóng gói bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm; chẩn đoán bệnh Dại trên động vật; …

          Qua đó, giúp các học viên nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giám sát phòng và điều trị dự phòng bệnh dại. Từ đó góp phần kiềm chế, đẩy lùi bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Viết Thạnh

Hôm nay, ngày 8/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn “Nâng cao kỹ năng giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue” cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch, lãnh đạo khoa Y tế dự phòng của 18 Trung tâm Y tế huyện/thành phố. 

tải xuống

Toàn cảnh Lớp tập huấn  “Nâng cao kỹ năng giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue” cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch

Theo báo cáo, hiện tại, Quảng Nam là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD) cao nhất khu vực với số ca mắc là 14.669 ca với 400 ca SXHD có dấu hiệu cảnh báo và 36 ca bệnh nặng. Trong đó, địa phương có số ca mắc cao nhất lần lượt là huyện Thăng Bình, TP.Tam Kỳ, Điện Bàn, TP Hội An và Duy Xuyên. Toàn tỉnh hiện có 274 ổ dịch, phân bổ trên 109 xã/phường/thị trấn, cao hơn đỉnh dịch của năm 2019. Dự báo, trong thời gian tới là thời điểm thời tiết thay đổi, rất thuận lợi cho muỗi phát triển.

Tại buổi tập huấn, các học viên được hướng dẫn cách giám sát ca bệnh; Giám sát huyết thanh và vi rút; Giám sát véc tơ và  tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng; Cách phòng chống véc tơ chủ động khi chưa có dịch; Cách tổ chức điều trị bệnh nhân; Cách biện pháp xử lý ổ dịch SXHD; Hướng dẫn phun hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, báo cáo viên còn hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế.

Thông qua lớp tập huấn, học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác giám sát và phòng bệnh Sốt xuất huyết nhằm tổ chức thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng chống SXHD tại địa phương.

Ánh Minh

Ngày 19.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang tổ chức tập huấn công tác Tiêm chủng mở rộng cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác tiêm chủng thuộc các Trung tâm Y tế tuyến tỉnh, huyện; Bệnh viên Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phụ sản - Nhi.

TCMR

               Toàn cảnh lớp Tập huấn công tác Tiêm chủng mở rộng

Tại lớp tập huấn, các học viên được giảng viên truyền đạt các nội dung về: Kết quả tiêm chủng khu vực Miền trung năm 2020. Kế hoạch tăng cường vắc xin Viêm gan B 24 giờ và tiêm bổ sung vắc xin DPT; thực hiện an toàn trong tiêm chủng và xử trí phản ứng sau tiêm; hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắc xin (bao gồm vắc xin Covid -19); triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại bệnh viện, trạm y tế xã và tại nhà; sử dụng sổ tiêm chủng điện tử và cấp mã số tiêm chủng tại nhà;…

Lớp tập huấn nhằm giúp cho các học viên nắm vững và nâng cao kiến thức về công tác tiêm chủng để triển khai tại cơ sở một cách hiệu quả, góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tường Quyên