Sáng ngày 22.12, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, TS.BS Lê Viết Nhiệm, Phó trưởng khoa Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng – Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”.

Đề tài do Trung tâm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam chủ trì thực hiện; TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc CDC Quảng Nam làm chủ nhiệm đề tài. Qua nghiên cứu 1.980 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2021 - 2022 về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun móc/mỏ và hiệu quả can thiệp của biện pháp truyền thông cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam là 13,94%; cường độ nhiễm trứng giun móc/mỏ tại các điểm nghiên cứu đều ở mức độ nhẹ với số lượng trứng/1 gam phân trung bình 154,33 trứng/gam phân; có 7,78% phụ nữ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Quảng Nam thiếu máu; thiếu máu nhẹ chiếm 6,67% thiếu máu nặng chiếm 0,05% và thiếu máu vừa 0,96%; phụ nữ dùng nước từ ao, hồ, sông, suối có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 1,9 lần người khác; truyền thông giáo dục sức khỏe về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun móc/mỏ ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đã mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ đúng về kiến thức, thái độ, thực hành ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng; … 

GGHUYTGG

TS.BS Trần Văn Kiệm chủ nhiệm Đề tài báo cáo tại phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”.

Tại đây, các thành viên Hội đồng tư vấn đã thảo luận, đánh giá, nghiệm thu đề tài. Bên cạnh đó, đề xuất nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa, bổ sung một số điểm, yếu tố để làm chặt chẽ, hoàn thiện hơn cho chủ thể của đề tài được nghiên cứu. 

Kết luận phiên họp, TS.BS Lê Viết Nhiệm – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tinh thần nghiêm túc của các thành viên Hội đồng. Đồng chí cũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn của nhóm nghiên cứu để thực hiện tốt đề tài có ý nghĩa thực tiễn này. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý, phản biện của các thành viên Hội đồng thẩm định, đồng thời chỉnh sửa lại đề tài nghiên cứu đảm bảo chất lượng tốt nhất, để các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân. Qua đó loại bỏ giun móc/mỏ và cải thiện tình trạng thiếu máu tại cộng đồng.