Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu nuôi chó, mèo làm cảnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên chó, mèo là những động vật nuôi có thể lây bệnh cho người, như ký sinh trùng.

Đặc biệt, gần đây, số người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo ngày càng tăng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Để kịp thời phát hiện và điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, Bs. CKI Nguyễn Minh Tuấn -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã chia sẽ những vấn đề cần biết để người dân có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo BS. Nguyễn Minh Tuấn: Nhiễm ấu trùng giun đũa chó do phần lớn lây nhiễm từ chó, mèo sang người, thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Nguồn lây nhiễm là từ phân chó, mèo nhiễm ấu trùng phát tán ra môi trường bên ngoai và lây nhiễm cho con người qua đường tiêu hóa hoặc là qua da. Đa số các trường hợp, trứng ký sinh trùng sẽ nở trong ruột, ấu trùng chui qua thành ruột non đi theo máu di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phôi, tim, mắt, não và gây ra các biến chứng.

Cần làm gì để phát hiện sớm nhiễm ấu trùng giun đũa chó? Điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa chó như thế nào?
BS Nguyễn Minh Tuấn cho biết:
Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó hiện nay chưa có thuốc phòng ngừa. Khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây nên chủ động xét nghiệm để kiểm tra.
– Mẩn ngứa da dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, điều trị da liễu không hiệu quả.
– Người mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, hay quên, làm việc kém tập trung.
– Đau đầu không rõ nguyên nhân, đôi khi có ho hoặc sốt nhẹ.
– Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn khó tiêu.
– Mắt nhìn mờ, giảm thị lực một bên,…
Để phát hiện sớm bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó nên xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA OD kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần
* Nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo có nguy hiểm không?
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó phát hiện và chữa trị sớm ít gây nguy hiểm. Một số trường hợp nhiễm lâu ngày, hệ miễn dịch kém, có thể gây tổn thương nội tạng như viêm gan, hoại tử gan, viêm cơ tim hoặc ấu trùng lên não có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương thần kinh, tổn thương mắt gây mù lòa, tổn thương não, u não, viêm não, nặng có thể dẫn đến tử vong.
* Về điều trị:
Điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa chó chỉ cần uống thuốc không cần chích thuốc hay phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê toa cho bạn về nhà uống thuốc và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại, không cần nằm viện. Thời gian điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa chó từ 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 7 đến 15 ngày. Nhiễm Giun, sán dễ bị chủ quan bỏ sót, vì vậy mỗi người nên khám và xét nghiệm tại cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Vậy nhiễm ấu trùng giun đũa chó có thể điều trị ở đâu?
Hiện nay phòng khám Đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều dịch vụ mới để phát hiện nhiễm ấu trùng giun đũa chó. Là người trực tiếp khám và điều trị  BS. Tuấn thông tin: phòng đa khoa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam có đội ngũ bác sỹ tận tình, được đào tạo chuyên sâu, nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các trường hợp nhiễm giun, sán. Địa chỉ số 135 Trưng Nữ Vương, phường Tân Thạnh, TP Tam kỳ, Quảng Nam. Hiện tại phòng khám chuyên xét nghiệm và điều trị các trường hợp nhiễm giun, sán như:
- XN phân nhằm phát hiện: giun tóc, giun móc, giun kim.
- XN máu bằng phương pháp ELISA (huyết thanh chẩn đoán) để phát hiện:
+ Ấu trùng giun đũa chó;
+ Sán lá gan lớn;
+ Sán dây;
+ Giun lươn;
+ Giun đầu gai,...
- Đếm bạch cầu ái toan trong máu.

- Siêu âm,...

Về một số lời khuyên để mọi người có thể phòng nhiễm ấu trùng giun đũa chó một cách hiệu quả?
BS Nguyễn Minh Tuấn đã hướng dẫn về cách phòng bênh như sau:
- Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.
- Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên: với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Minh An