Ngày 17.5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Quảng Nam phối hợp với Trường THPT Nguyễn Thái Bình, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng “ Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5 năm 2022: “Thuốc lá – mối đe dọa tới môi trường của chúng ta”. Tham dự buổi lễ có BS.CKII Huỳnh Thuận – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh và lãnh đạo Trung tâm CDC cùng thầy, cô, các em học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình.

BS ThuAN km mting

 

BS Thuan 28

 

BS.CKII Huỳnh Thuận – Phó Giám đốc Sở Y tế khai mạc buổi Lễ mít tinh hưởng ứng “ Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5 năm 2022: “Thuốc lá – mối đe dọa tới môi trường của chúng ta”

          Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới đang chiếm mức 45,3%, nữ là 1,1%.

Nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá, Sở Y tế tổ chức chiến dịch truyền thông kêu gọi sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá; đề nghị, các sở, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá. Đồng thời kêu gọi người dân, đặc biệt thế hệ trẻ nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của chính mình, người xung quanh, môi trường.

Tại buổi lễ mít tinh, BS.CKII Huỳnh Thuận – Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: Hút thuốc lá có hại đến sức khỏe cho chính mình và cho người khác. Với hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có hơn 70 chất gây ra ung thư), khói thuốc lá đã gây độc cho cơ thể người hút và cả người hút thuốc thụ động, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em, người già và phụ nữ. Những chất độc này đã gây ra những bệnh trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như hệ hô hấp, tim mạch, nội tiết, sinh sản, cơ xương khớp, thần kinh…hơn 90% số ca bệnh ung thư phổi, 30% trong tổng số ca bệnh ung thư, 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% số ca bệnh tim do thiếu máu cục bộ.

Mitting co otod

               1c4b25e095a155ff0cb0

Các em học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình  tham gia đội diễu hành hưởng ứng “ Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5 năm 2022: “Thuốc lá – mối đe dọa tới môi trường của chúng ta”

Sau lễ mít tinh, các em học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình đã tham gia đội diễu hành cổ động trên các tuyến đường nhằm chuyển tải những thông điệp như: "Thuốc lá gây ô nhiễm trái đất và đe dọa sức khỏe con người”; “Mọi người đều có quyền được sống và làm việc trong môi trường không khói thuốc lá”; “Hút thuốc lá là tự hại mình và đầu độc đến những người xung quanh”;... tới cộng đồng./.

Thùy An – Viết Thạnh

Nhân dịp Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.05.1890 – 19.05.2022), chào mừng “Tháng Công nhân” năm 2022. Chiều ngày 13.5, tại Nhà thi đấu Trường Cao đẳng Y tế, Công đoàn Ngành Y tế Quảng Nam tổ chức khai mạc Giải cầu lông công chúc, viên chức, người lao động ngành Y tế năm 2022. Tham dự Llễ khai mạc có BS.CKII Dương Ngọc Vinh – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Công đoàn Ngành, các đơn vị y tế thực thuộc.

8f1ca87dcdf90ca755e8

Toàn cảnh buổi khai mạc Giải cầu lông công nhân, viên chức, người lao động Ngành Y tế năm 2022

Tham gia giải đấu lần này có hơn 200 vận động viên đến từ 30 đơn vị. Các vận động viên tham gia thi đấu trên 5 sân ở 4 nhóm tuổi ( nhóm 1 thi đấu 5 nội dung, nhóm 2,3,4 thi đấu 3 nội dung). 

2db3fcaf992b5875013a

Đồng chí Nguyễn Á - Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế Quảng Nam  giao cờ lưu niệm cho cho các đơn vị thi đấu

ffc8dc92b91678482107

Các vận động viên thi đấu với tinh thần quyết tâm, nhiệt tình, trung thực và an toàn

Tại đây, các vận động viên tham gia với tinh thần đoàn kết cao, trung thực và an toàn. Đây được xem là hoạt động ý nghĩa để các cán bộ, công chức, viên chức toàn Ngành Y tế được giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết để cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, góp phần tích cực hưởng ứng cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Qua đó, tạo sân chơi bổ ích, cổ vũ và động viên phong trào luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong toàn Ngành Y tế.

Được biết Giải lần này, sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13.05 và kết thúc vào ngày 15.05.2022.

 

Sáng ngày 6/5/2022, Sở Y tế Quảng Nam phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Alive &Thrive tổ chức Lễ trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn. 

HHH

Đại diện Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế chứng nhận trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn. 

Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” là danh hiệu được Bộ Y tế trao cho những bệnh viện tuân thủ quy định về hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong bệnh viện, tạo điều kiện cho mẹ và bé được da kề da, bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong thời gian ở viện. Danh hiệu còn là sự phản hồi tích cực từ sản phụ và người nhà về dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo đó, các y bác sỹ tại Khoa Phụ Sản, TTYT Phước Sơn đã luôn đồng hành cùng mẹ và bé trước và ngay sau sinh; triển khai thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế về nuôi con bằng sữa mẹ; thực hiện da kề da; hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng và cách bảo quản sữa mẹ; hỗ trợ bà mẹ sinh thường và sinh mổ cho con bú trong vòng 90 phút đầu sau sinh bằng cách thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm; NCBSM đối với các trẻ non tháng, nhẹ cân; đảm bảo cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trước khi xuất viện và không quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Đại diện Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế ghi nhận và đánh giá cao những sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của toàn bộ cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế Phước Sơn. Bs Nguyễn Á cũng mong muốn lãnh đạo Trung tâm, khoa sản và toàn thể cán bộ nhân viên đơn vị cố gắng phát huy hơn nữa những tiêu chí để nâng thương hiệu của bệnh viện và tạo điều kiện tốt nhất để bệnh viện thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Được biết, TTYT huyện Hiệp Đức là bệnh viện thứ 8 đạt danh hiệu bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, trước đó là: Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam, TTYT Đông Giang, TTYT Quế Sơn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Quảng Nam và Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức và TTYT Hiệp Đức. 

 

Từ 05/05 – 2/6/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Cán bộ dự án MOMENTUM tại Việt Nam tổ chức các Lớp tập huấn Đảm bảo chất lượng và sử dụng số liệu về tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng, thống kê và báo cáo của  18 Trung tâm Y tế huyện/thành phố và tất cả 241 Trạm Y tế xã/phường trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là một trong các hoạt động dự án MOMENTUM do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

a162997d604ea110f85f

BSCKI Huỳnh Công Quang – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam khai mạc trong lớp tập huấn tại huyện Tây Giang – Quảng Nam ngày 05/5/2022

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được hướng dẫn cập nhật rất nhiều nội dung về Hệ thống quản lý dữ liệu về tiêm chủng vắc xin COVID-19: Quy trình đăng ký và cập nhật thông tin đối tượng trên hệ thống, Hướng dẫn cách lọc, rà soát và gộp trùng đối tượng; Hướng dẫn nhập số liệu 4 bước trên hệ thống và cách đánh giá tính chính xác của số liệu trong quy trình; Hướng dẫn nhập số liệu báo cáo trên Google form giúp giảm tải gánh nặng trong công tác thống kê báo cáo; Phân biệt báo cáo thực tiêm và tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19; Quy trình quản lý xuất, nhập vắc xin, vật tư tiêm chủng COVID-19, hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết tuyến xã… Bên cạnh đó, các học viên cũng tích cực tham gia thực hành các bước nhập thông tin đối tượng, lọc và gộp trùng đối tượng, phân tích số liệu và cách thức thu thập các số liệu để xây dựng kế hoạch chi tiết, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch, đưa ra các giải pháp các bài học kinh nghiệm của từng đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng số liệu chính xác.

SAÙNG

Th.S. Đào Đình Sáng – Cán bộ dự án MOMENTUM tập huấn tại huyện Nam Trà My – Quảng Nam ngày 05/5/2022

Thông qua lớp tập huấn này, gíúp đội ngũ cán bộ y tế của tất cả các tuyến được nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, thực hiện công tác thống kê, báo cáo, sử dụng số liệu trong hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 góp phần đảm bảo chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong thời gian tới đạt hiệu quả, chất lượng, an toàn.

Kết thúc lớp tập huấn, các học viên tham gia đều đánh giá các nội dung được hướng dẫn rất hữu ích và thực sự cần thiết cho cán bộ y tế tuyến xã, huyện và mong muốn tiếp tục được dự án MOMENTUM hỗ trợ các hoạt động trong công tác tiêm chủng chiến dịch COVID-19 tại địa phương.

Tường Quyên - Viết Thạnh

Từ ngày 26/4-12/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) của Sở Y tế tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô lớn, các chợ đầu mối, các cơ sở có sản phẩm được công nhận OCOP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… trên địa bàn 4 huyện/TP (Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước, Nam Trà My). Ông Dương Đạt - Chánh thanh tra Sở Y tế làm trưởng đoàn.

attp

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) của Sở Y tế tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… trên địa bàn tỉnh

Tại các cơ sở kinh doanh, đoàn đã tiến hành kiểm tra các nội dung về: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cam kết sản xuất thực phẩm an toàn;  chứng nhận sức khoẻ, xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động; nhãn sản phẩm hàng hoá; việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm; trình tự công bố sản phẩm; phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hoá, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm…

Qua kiểm tra, phần lớn các cơ sở chấp hành tốt các quy định nhà nước về đảm bảo ATTP. Tuy nhiên,  một số cơ sở vẫn chưa thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại những sai phạm như: Chứng từ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa không đầy đủ; sản phẩm quá hạn sử dụng; thiếu tem nhãn phụ; thiếu ngày sản xuất ghi trên bao bì; không có nhật ký lấy hàng; hết hạn khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; thực phẩm bảo quản lạnh không đúng nhiệt độ thích hợp; điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo,…

Tại buổi làm việc, Đoàn nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định của nhà nước về ATTP, tiêu hủy các mặt hàng hết hạn sử dụng và không có nhãn mác. Đồng thời, Đoàn đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành ATTP huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan trong việc thanh kiểm tra để đảm bảo ATTP tại địa phương; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu và có ý thức hơn trong việc đảm bảo ATTP.

 

Trong 2 ngày (27-28/4/2022), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đơn vị chủ trì dự án phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang, cán bộ dự án MOMENTUM cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho hơn 50 học viên là đại diện lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tiêm chủng, cán bộ trực tiếp xây dựng kế hoạch của tỉnh và 18 huyện thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Dự án MOMENTUM do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Vien Pas

TS Thẩm Chí Dũng - đại diện tổ chức PATH phát biểu Tại buổi tập huấn Lập Kế hoạch chi tiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Quảng Nam 

Tại lớp tập huấn, các học viên được cung cấp một số nội dung quan trọng như: Chiến lược và Kế hoạch phân bổ vắc xin phục vụ chiến dịch tiêm chủng COVID-19, đặc biệt tập trung cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại khu vực miền Trung; Định hướng chỉ đạo và kế hoạch dự kiến triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; Hướng dẫn các bước xây dựng kế hoạch chi tiết; Thực hành sử dụng bộ công cụ nhập liệu để xây dựng kế hoạch chi tiết cho tuyến tỉnh, huyện và xã… Bên cạnh đó, các học viên cũng tích cực tham gia thảo luận một số chuyên đề về xây dựng kế hoạch chung, cách thức thu thập các số liệu để xây dựng kế hoạch, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch, phê duyệt và triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn.
Thông qua lớp tập huấn này, gíúp đội ngũ cán bộ y tế của toàn tỉnh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong thời gian tới đạt hiệu quả, an toàn.

Bac K PB

Toàn cảnh lớp tập huấn lập kế hoạch chi tiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19

Phát biểu tại lớp tập huấn, TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho rằng sự tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án MOMENTUM cho địa phương rất cần thiết, ý nghĩa và đúng thời điểm, đặc biệt là cho đối tượng khó tiếp cận, tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế. Mong rằng, trong thời gian tới dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ Quảng Nam để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo an toàn và công bằng trong tiếp cận tiêm chủng vắc xin COVID-19.

TH Tiem KH VX

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, cán bộ dự án MOMENTUM đã phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn Lập Kế hoạch chi tiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Quảng Nam ngày 27-28/04/2022

Tường Quyên

Trong 4 ngày (12-15/04), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viên Pasteur Nha Trang, tổ chức PATH phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật cho giảng viên về Hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, bao gồm trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cho đại diện cán bộ chuyên trách TCMR của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, Bệnh xá Công An tỉnh; các bệnh viện chuyên khoa và cán bộ Chuyên trách TCMR của 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

tải xuống

Bà Nguyễn Tuyết Nga - Trưởng đại diện PATH phát biểu tại Lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn, các học viên được các báo cáo viên đến từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Viên Pasteur Nha Trang, Tổ chức PATH truyền tải các nội dung bao gồm: Tổng quan về dịch bệnh và các loại vắc xin phòng COVID-19; hướng dẫn quy trình bảo quản vắc xin tại tuyến tỉnh, huyện và xã; hướng dẫn cách và nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong dây chuyền lạnh để bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng theo từng tuyến; hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết cụ thể triển khai từ tỉnh - huyện - xã cho từng đợt tiêm; hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; an toàn tiêm chủng, hướng dẫn quy trình xử trí sơ cứu ban đầu các trường hợp sự cố bất lợi tại điểm tiêm chủng, phòng và xử trí phản vệ; hướng dẫn tập huấn trực tuyến và giám sát hỗ trợ về công tác tiêm chủng;...

TH la 1

TS. Hoàng Tiến Thạnh -Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Viện Pasteur Nha Trang phát biểu tại buổi tập huấn

          Thông qua lớp tập huấn, các báo cáo viên đã cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp các học viên nâng cao năng lực trong việc tổ chức triển khai các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại cơ sở đạt hiệu quả cao và an toàn, góp phần đáp ứng công tác phòng chống dịch trong thời gian tới.

 

Để cung cấp các hướng dẫn về quản lý và chăm sóc đặc thù đối với các đối tượng phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nhẹ tại nhà, ngày 28/03/2022, Bộ Y tế đã Ban hành Hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 kèm theo Quyết định số: 775/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

sua me iStock

Theo đó, áp dụng các tiêu chí theo quy định tại Mục 2 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”, và:
1. Đối với phụ nữ có thai
- Chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ;
- Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa:
+ Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần;
+ Ra máu âm đạo;
+ Ra nước ối;
+ Ngất hoặc co giật;
+ Phù mặt, chân, tay;
+ Đau đầu, nhìn mờ;
+ Không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường;
+ Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.
2. Đối với trẻ sơ sinh
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ;
- Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:
+ Bú ít hoặc bỏ bú;
+ Ngủ li bì khó đánh thức;
+ Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<96%;
+ Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường;
+ Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm;
+ Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ;
+ Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít;
+ Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân;
Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu;
+ Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu;
+ Tình trạng bất thường khác của trẻ.

Toàn văn Hướng dẫn và Quyết định theo tập đính kèm

 

Tệp đính kèm
Download this file (775 dieu trị COVID BM TE.pdf)775 dieu trị COVID BM TE.pdf

Sáng ngày 22/3/2022, Sở Y tế Quảng Nam phối hợp cùng Tổ chức phi chính phủ Alive &Thrive tổ chức Lễ trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Trung tâm Y tế huyện Hiệp Đức.

tttt

Ảnh: Bs. CKI Nguyễn Á - Phó phòng Nghiệp vụ Y và Bs. CKI Huỳnh Công Quang - PGĐ CDC tỉnh Quảng Nam trao quyết định và tặng hoa chúc mừng TTYT Hiệp Đức đạt danh hiệu "“Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” 

Để trở thành Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, Trung tâm đã vượt qua quá trình đánh giá toàn diện của Chương trình Alive & Thrive, Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, cũng nhận được phản hồi tích cực từ các sản phụ về dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo đó, các y bác sỹ tại Khoa Phụ Sản, TTYT Hiệp Đức đã luôn đồng hành cùng mẹ và bé trước và ngay sau sinh; triển khai thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế về nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng và cách bảo quản sữa mẹ; thực hiện da kề da; hỗ trợ bà mẹ sinh thường và sinh mổ cho con bú trong vòng 90 phút đầu sau sinh bằng cách thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm; đảm bảo cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trước khi xuất viện và không quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ; chỉ định chuyển viện an toàn;… 

Danh hiệu Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc là thước đo quan trọng thể hiện chất lượng chăm sóc sản phụ, cũng là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ TTYT Hiệp Đức và là kim chỉ nam để tập thể quyết tâm giữ gìn, duy trì mô hình hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Cùng với TTYT huyện Hiệp Đức, đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 7 bệnh viện đạt danh hiệu bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc đó là: Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam, TTYT Đông Giang, TTYT Quế Sơn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Quảng Nam và Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.

 

Chiều nay, ngày 14/3, đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới kiểm tra thực tế và làm việc về tình hình điều trị COVID-19 tại Khu điều trị tầng 3, Bệnh viện trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Cùng tham dự có Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo CDC Quảng Nam, Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh và đại diện các Sở, Ban ngành liên quan.

tải xuống

Đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế và làm việc về tình hình điều trị COVID-19 tại Khu điều trị tầng 3, Bệnh viện trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Theo báo cáo, từ ngày 8/3, cơ sở Bệnh viện Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam chuyển đổi công năng là nơi thu dung, sàng lọc, cách ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh nhân COVID-19  thể nặng (tầng 3) với quy mô 70 giường bệnh, nhưng thực tế đến nay đã thực kê lên 74 giường bệnh. Cơ sở điều trị này được thiết lập các khoa phòng tương tự như một bệnh viện đa khoa với đầy đủ chức năng phẫu thuật, hồi sức tích cực, khu bệnh nội, ngoại sản, phòng sinh... Các khâu kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình Bộ Y tế yêu cầu đối với cơ sở điều trị COVID-19. Tuy nhiên, Khu điều trị hiện đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực, trang thiết bị, vấn đề tài chính và trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế.

          Qua buổi làm việc, đồng chí Trần Văn Tân yêu cầu Sở Y tế điều động nhân lực từ các bệnh viện tư và Khu điều trị tầng 1 về khu điều trị tầng 3; khẩn trương rà soát việc thành lập Khu điều trị tầng 2 tại các cơ sở y tế tuyến huyện để bố trí phân tầng điều trị bệnh nhân hợp lý; Bệnh viện Đa khoa tỉnh khẩn trương hoàn thiện hệ thống oxy lỏng để đưa vào hoạt động. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng ghi nhận những khó khăn, vướng mắc về tài chính, bảo hiểm y tế trong quá trình thực hiện, yêu cầu các Sở, ban ngành liên quan có hướng hỗ trợ giải quyết để đáp ứng yêu cầu thu dung, sàng lọc, cách ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nặng. 

 

Những người bị COVID-19 có thể bị ho khan và ho có đờm. Trong trường hợp ho có đờm nhầy và tắc nghẽn phổi, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hoặc/kết hợp với các biện pháp khắc phục tại nhà… để làm sạch phổi và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Ngoài dùng thuốc, có những biện pháp khắc phục tại nhà bạn có thể thực hành để giải quyết tình trạng nghẹt ngực, khó thở:

Giữ đủ nước cho cơ thể: Chất nhầy có 90% là nước và có thể đặc hơn khi cơ thể thiếu nước. Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy xông hơi mặt hoặc máy xông hơi. Làm dịu da mặt bằng một chiếc khăn ấm và ẩm hoặc xông mũi bằng một bát nước nóng. Thử hít thở sâu và các bài tập tư thế. Rửa mũi xoang bằng dụng cụ rửa mũi hoặc thuốc xịt mũi. Gối cao đầu khi ngủ hoặc nằm.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất nhầy khỏi phổi sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, các bài tập dưới đây có thể hữu ích.

Lưu ý: Bài tập 1 và 2 là các bài tập thở sử dụng hơi thở để tăng cường chức năng phổi, giúp tống chất nhầy ra ngoài. Bài tập 3 và 4 là các bài tập tư thế sử dụng trọng lực để giúp di chuyển chất nhầy ra khỏi phổi.

1.Bài tập thở sâu tốt cho người bệnh bị ho có đờm

38abef41f80911574818

Bài tập hít thở sâu tốt cho người bệnh bị ho có đờm


Bài tập này sẽ giúp mở rộng phổi và làm sạch chất nhầy. Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi để thực hiện bài tập này, chỉ cần giữ cho ngực và vai được thư giãn ở tư thế thoải mái.

Cách thực hiện:

Đặt một tay lên bụng trên và tay kia đặt trên ngực để cảm nhận chuyển động của hơi thở. Hít vào thật sâu bằng mũi và cảm thấy bụng đang nở ra. Thở ra từ từ bằng cách mím môi, làm rỗng phổi và bụng xẹp xuống. Lặp lại từ từ ba đến năm lần, và thực hiện nhiều lần một ngày.

2. Bài tập xếp chồng bằng hơi thở

Bài tập này có thể giúp mở rộng phổi cho người bệnh, giữ cho các cơ vận động và linh hoạt, đồng thời giúp tăng cường ho để làm sạch chất nhầy. Người bệnh có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày, nhưng hãy đảm bảo rằng thực hiện bài tập này ít nhất một giờ sau khi ăn hoặc uống và dừng lại nếu bạn thấy khó chịu.

Cách thực hiện:

Đẩy hết hơi ra khỏi cơ thể. Hít vào một hơi nhỏ và giữ cho đến khi bạn cần thêm không khí. Hít một hơi nhỏ nữa mà không thở ra. Lặp lại các nhịp thở nhỏ vào mà không thở ra cho đến khi bạn không thể thở vào được nữa. Giữ hơi thở này trong tối đa năm giây. Thở mạnh ra đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
3.Bài tập nằm ngửa
Trước khi thực hiện các bài tập tư thế hoặc định vị, hãy đợi ít nhất một giờ sau bữa ăn. Dừng lại nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn hoặc nếu tư thế đang làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng của bạn. Tư thế này có thể giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi bằng trọng lực.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa. Giữ đầu bằng phẳng và uốn cong đầu gối. Chống hông bằng gối để chúng cao hơn ngực. Giữ vị trí này trong ít nhất năm phút. Hãy thử hít thở sâu nếu có thể.

4.Bài tập nằm nghiêng

Chờ ít nhất một giờ sau bữa ăn trước khi thực hiện bài tập này và dừng lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc ợ chua. Bài tập này có thể giúp đẩy chất nhầy ra khỏi phổi bằng cách sử dụng trọng lực.

Cách thực hiện:

Nằm nghiêng. Giữ đầu của bạn bằng phẳng, hỗ trợ nó bằng tay của bạn khi cần thiết. Chống hông bằng một chiếc gối cao hơn ngực. Giữ vị trí này trong ít nhất năm phút. Hít thở sâu nếu bạn có thể. Lặp lại tư thế nằm nghiêng về phía bên kia của bạn.

Ho là một trong những triệu chứng có thể tồn tại trong hội chứng sau COVID-19 (hay còn gọi là COVID -19 kéo dài). Đối với một số bệnh nhân COVID-19, tình trạng ho, mệt mỏi, đau và sương mù não có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng sau nhiễm COVID-19.

Ước tính cho thấy khoảng 10% những người bị nhiễm SARS-CoV-2 trở thành bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Một trong những triệu chứng phổ biến của COVID-19 kéo dài là ho. Bạn không còn lây nhiễm khi xét nghiệm âm tính với virus, nhưng việc có các triệu chứng kéo dài này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Hãy trao đổi với bác sĩ về cách bạn có thể điều trị các triệu chứng COVID-19 kéo dài của mình.