Ngày 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp với Tiểu ban Điều trị COVID-19 về tình hình điều trị trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thông qua phương án Đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 ca mắc COVID-19 cộng đồng.

TS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19, báo cáo hoạt động điều trị trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 4 (từ ngày 19/4/2021) tỉnh Quảng Nam; phương án Đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 ca mắc COVID-19 cộng đồng; phương án thành lập bệnh viện dã chiến trong thời gian tới.

 a ta 23 7 1

Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Trần Văn Tân thống nhất cao về các báo cáo, chiến lược “tháp 3 tầng” điều trị bệnh nhân COVID-19, phương án thành lập các bệnh viện dã chiến,... 

Giao Sở Y tế:

- Chủ trì nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế tại Quảng Nam, nhận định diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới, chủ động xây dựng phương án đáp ứng phù hợp với từng mức độ dịch bệnh, đảm bảo công tác điều trị khi các ca F0 tăng cao. Trước mắt tính tới phương án điều trị lên tới 5.000 ca F0, đồng thời sẵn sàng phương án, có thể điệu trị thể nhẹ, không triệu chứng tại nhà khi số F0 tới 30.000 ca.

- Thực hiện “chiến lược” tháp 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19, chia thành: Tầng thứ nhất: thu dung, điều trị COVID-19 thể nhẹ, SpO2 > 93%; Tầng thứ 2: thu dung, điều trị khi triệu chứng nặng lên, SpO2 < 93%; Tầng thứ 3: thu dung, điều trị bệnh nặng, nguy kịch. Trong quá trình điều trị, cần linh hoạt điều phối các ca bệnh giữa các tầng điều trị, nắm bắt năng lực của các cớ sở để điều phối các ca bệnh nhẹ, trung bình, nặng nguy kịch đảm bảo đáp ứng điều trị kịp thời.
- Thành lập Trung tâm điều hành điều trị COVID-19, thực hiện nhiệm vụ là đầu mối chuyển tuyến, kết nối giữa các đơn vị để điều phối các ca bệnh FO tới các cơ sở điều trị đảm bảo đúng quy định; đồng thời là đầu mối liên hệ các cơ sở hỏa táng để xử trí các trường hợp tử vong do COVID-19.

Giao Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, bệnh viện Đa khoa khu vực có nhiệm vụ hướng dẫn, vận hành các bệnh viện/cơ sở được chuyển đổi điều trị COVID-19 sắp tới, đảm bảo đủ điều kiện triển khai điều trị COVID-19. Trước mắt giao cho bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam điều trị thể trung bình và nặng;

Giao Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam bố trí chỗ ở cho cán bộ tại Phòng khám Điện Nam, Điện Ngọc, rà soát lại cơ sở vật chất, nâng cấp năng lực điều trị lên 100 tới 120 giường bệnh, báo cáo về Sở Y tế, UBND tỉnh các vướng mắc, khó khăn, thiếu sót về cơ sở vật chất, để có phương án hỗ trợ kịp thời.

Về chuẩn bị các cơ điều trị COVID-19 thể nhẹ và vừa: khi Phòng khám Điện Nam, Điện Ngọc vượt quá khả năng, tiếp tục trưng dụng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch làm cơ sở điều trị COVID-19, chuyển bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tới bệnh viện Đa khoa điều trị; trong trường hợp bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đạt mốc 300 bệnh, tiếp tục vận hành trưng dụng các bệnh viện để thành lập bệnh viện Dã chiến (BVDC) theo thứ tự, như sau: Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Trường Y tế Quảng Nam, Bệnh viện Phụ Sản – Nhi, Trung Tâm Y tế Tam Kỳ, Bệnh xá Công An tỉnh, Bệnh xá Quân đội

Về điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch: khi số ca bệnh tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vượt quá năng lực, trưng dụng Bệnh viện Đa khoa khu vực thu dung điều trị các ca bệnh nặng. Tùy vào số lượng F0 trên địa bàn để tiến tới trưng dụng các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế điều trị cOVID-19, tiến tới phương án cuối cùng chăm sóc ca bệnh SARS-CoV-2 tại nhà.

Ngoài ra cần sẵn sàng huy động các nguồn lực khác về nhân lực, vật lực: các bệnh viện tư nhân, các trường y tế trên địa bàn, cán bộ nghĩ hưu, các đoàn, hội khác có năng lực hỗ trợ cho ngành y tế.

BTV. TTGDSK