Đứng trước một dịch bệnh vẫn còn nhiều mới mẻ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như COVID-19, hơn nữa lại có tốc độ lây lan nhanh chóng thì dường như nỗi lo là thứ thường trực trong suy nghĩ của mỗi người.
Tại Việt Nam, ngành y tế và các bộ, ngành khác đã liên tục đưa ra những khuyến cáo khoa học, hướng dẫn phòng bệnh COVID-19 đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, Đứng trước một dịch bệnh vẫn còn nhiều mới mẻ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như COVID-19, hơn nữa lại có tốc độ lây lan nhanh chóng thì dường như nỗi lo là thứ thường trực trong suy nghĩ của mỗi người.
Với người cao tuổi, họ vốn hay lo âu và cảm thấy cô đơn tuổi già khi ít có người tâm tình, chia sẻ, các mối quan hệ xã hội cũng thưa thớt hơn. Trong thời điểm dịch bệnh, người cao tuổi còn là đối tượng được khuyến cáo không nên ra ngoài. Làm sao để có thể giải tỏa giúp họ những căng thẳng, buồn bã và mang đến niềm vui tuổi già?
Theo các chyên gia y tế, từ 60 tuổi trở lên, trung bình 1 người cao tuổi có từ 3-5 bệnh lý mắc phải, trong trường hợp mà nhiễm bệnh COV ID-19 thì sẽ nặng hơn. Đối với người cao tuổi không cần hoạt động cao độ, có thể ở nhà đọc sách, tản bộ. Người thân cần quan tâm trò chuyện với người cao tuổi trong gia đình để họ không cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Để đương đầu với dịch bệnh thì cần chú ý đến tăng cường thể lực, hoạt hóa hệ thống lưới (tăng cường canxi, vitamin để tăng cường thể lực) giúp người già thư giãn cơ thể (có thể dùng tâm lý trị liệu như thiền, yoga…). Trong bối cảnh dịch bệnh, nếu người cao tuổi cảm thấy lo lắng thì nên tư vấn online, để người già được nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình.
Đối với trẻ em, việc nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài, nhiều gia đình dường như chỉ biết cho con làm bạn với ipad, điện thoại. Điều này sẽ có ảnh hưởng với con trẻ. Chuyên gia về tâm thần học cho rằng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc để trẻ phát triển trong tương lai trở thành người có nhân cách tốt, hiểu biết, hoạt động nghề nghiệp tốt, chia sẻ tốt… Khi chúng ta tập trung vào một trong những vấn đề mà không sinh công (chơi game) thì sẽ làm đảo lộn nề nếp sinh hoạt cũng như có thể gây ra vấn đề nghiện hành vi (nghiện game, internet), đang học mà nghỉ như vậy sẽ bị trùng xuống và để lấy lại cân bằng cần mất thời gian hơn.
Các chuyên gia nhận định rằng dịch bệnh sẽ còn tiếp tục kéo dài, nên chúng ta phải xác định chung sống với dịch bệnh nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Chung sống an toàn trong từng lĩnh vực cụ thể như: học tập; đi lại; sản xuất, kinh doanh; vui chơi an toàn.... - đặc biệt là an toàn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chúng ta cố gắng tối đa hạn chế sự lây nhiễm bằng cách theo đúng hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế… từ đó chúng ta không mắc bệnh nền nữa thì đời sống, tinh thần, xã hội tốt lên làm giảm stress.
Áp dụng đầy đủ 9 biện pháp phòng bệnh được Bộ y tế khuyến cáo:
Long cảnh (tổng hợp)